Bạn đang có ý định hoạt động trong lĩnh vực giải trí? Bạn đang cần thành lập công ty để phục cho công việc kinh doanh lâu dài của mình? Vậy thành lập công ty giải trí năm 2021 cần phải chú ý những gì? Để hỗ trợ quý khách hàng trong vấn đề thành lập công ty, Việt Luật Hà Nội cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty giải trí nhằm giải quyết những khó khăn của bạn, tạo tiền đề cho công việc kinh doanh sau này.
Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020 – 2021;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP;
- Luật điện ảnh năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Nội dung bài viết
Hồ sơ thành lập công ty giải trí
- Đề nghị đăng ký thành lập công ty giải trí
- Bản công chứng chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của thành viên công ty
- Điều lệ công ty tùy vào loại hình khách hàng lựa chọn
Điều kiện kinh doanh công ty giải trí
Hiện nay, có rất nhiều loại hình giải trí như phim ảnh, âm nhạc, trò chơi, hội họa, điêu khắc…Các nhà đầu tư có thể lựa chọn kinh doanh các ngành nghề theo sự đam mê của bản thân. Một số ngành nghề có thể lựa chọn như sau:
- Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình;
- Hoạt động chiếu phim;
- Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
- Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên
- Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc…..
Khi thành lập thì phải đáp ứng các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như sau:
- Việc lựa chọn trụ sở và đặt tên công ty: Tránh đặt tên trùng và gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác đã đăng ký thành lập bằng cách đặt thêm các hậu tố và tiền tố, vấn đề này chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ để đảm bảo khách hàng lựa chọn được tên gọi đúng theo ý muốn và đảm bảo đúng pháp luật.
- Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Hiện nay nước ta cho phép thành lập 5 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Khi gặp gỡ trực tiếp hoặc quý khách hàng muốn tư vấn qua điện thoại thì chúng tôi sẽ phân tích các ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình để quý khách lựa chọn theo ý muốn.
- Về trụ sở của công ty: do liên quan đến việc phát hành hóa đơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh, khách hàng nên lưu ý lựa chọn nơi thuê hoặc nơi mượn có địa chỉ cụ thể, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Về đăng ký, kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Ngành nghề vận chuyển hàng hóa không có điều kiện về vốn nên tùy theo tính chất, quy mô của công ty và khả năng nộp lệ phí môn bài khách hàng có thể lựa chọn phù hợp.
Điều kiện của ngành kinh doanh giải trí có điều kiện
Sau khi thành lập công ty nếu lựa chọn những ngành kinh doanh có điều kiện thì công ty phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì mới được phép kinh doanh. Dưới đây chúng tôi sẽ ví dụ về ngành kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim.
Muốn kinh doanh ngành nghề này cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Văn hoá – Thông tin cấp. Điều kiện để được cấp:
Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Theo quy định của Nghị định 54/2010/NĐ-CP thì vốn pháp định là 1 tỷ VNĐ. Và phải được xác định bằng 1 trong các văn bản như: Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp thì điều kiện với giám đốc và tổng giám đốc cũng khác nhau.
Ví dụ như điều kiện, tiêu chuẩn giám đốc và tổng giám đốc công ty cổ phần như sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác;
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
Ngoài ra thì còn phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh. Sau khi thành lập công ty điện ảnh thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh. Với các ngành kinh doanh có điều kiện mà khách hàng lựa chọn thì chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cụ thể về điều kiện và thực hiện thủ tục xin cấp các giấy phép để công ty hoạt động kinh doanh.
Một số mã ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh giải trí
Bảng dưới đây là danh sách 1 số ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh giải trí mà bạn có thể tham khảo trong quá trình thành lập công ty.
STT | Tên ngành, nghề | Mã số |
1 | Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.(Hoạt động sản xuất phim điện ảnh có điều kiện)
Chi tiết: không bao gồm hoạt động sản xuất chương trình truyền hình |
5911 |
2 | Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình | 5913 |
3 | Hoạt động chiếu phim | 5914 |
4 | Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
Chi tiết: Hoạt động ghi âm âm nhạc |
5920 |
5 | Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí | 9000 |
6 | Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên | 9103 |
7 | Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề | 9321 |
8 | Hoạt động vui chơi giải trí khác. | 9329 |
Các bước thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí
- Bước 1. Trao đổi thông tin, tư vấn cho khách hàng, ký hợp đồng dịch vụ.
- Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ , tài liệu, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bước 3. Nhận kết quả và làm con dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin công ty.
- Bước 4. Tư vấn và hỗ trợ các thủ tục sau thành lập, cụ thể:
- Bước 5. Trả kết quả cho khách hàng.
Những thế mạnh của Việt Luật Hà Nội:
- Đội ngũ nhân viên của chúng tôi có kiến thức pháp lý doanh nghiệp vững vàng và kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, vpdd… và có thể hỗ trợ tư vấn miễn phí khi quý khách hàng có yêu cầu.
- Chúng tôi hỗ trợ thực hiện các công việc sau thành lập nhanh chóng, hạn chế rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp, khách hàng có thể vướng phải.
- Chúng tôi có quy trình thực hiện dịch vụ khép kín và linh hoạt do vậy nên thời gian thực hiện dịch vụ vô cùng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của khách hàng.
- Cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá rẻ nhất với khách hàng
Ưu đãi lớn nhất:
- Giảm 10% giá khi khách hàng sử dụng các dịch vụ khác tại Việt Luật
- Tặng 1 tháng kê khai thuế miễn phí cho khách hàng sử dụng gói dịch vụ kế toán
- Tặng con dấu chức danh ( giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị…) cho khách hàng sử dụng gói B, C
- Tặng biển công ty chất liệu mica cho khách hàng đăng ký online.
Công ty tư vấn Việt Luật luôn lắng nghe sự phản hồi của quý khách hàng để hoàn thiện dịch vụ tốt nhất. Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn đồng hành chúng tôi để có một điểm tựa pháp lý vững chắc.