Cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Sau khi thành lập xong công ty do nhu cầu hoạt động công ty có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty. Tất cả các hình thức trên là đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên khi đăng ký cũng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật doanh nghiệp năm 2020. Hôm nay Việt Luật sẽ hướng dẫn khách hàng cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty

Theo quy định tại điều 40 luật doanh nghiệp năm 2020 thì:

 Pháp luật quy định:

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Theo quy định tại Điều 20 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đều không có giới hạn số lượng, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động, tuy nhiên sau khi đăng ký doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài cho từng đơn vị phụ thuộc của công ty, riêng đối với chi nhánh hoạch toán độc lập thì có thể xuất hóa đơn như là công ty con trực thuộc công ty mẹ.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ