Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ

Trong thời gian vừa qua, Việt Luật nhận được rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, của chủ doanh nghiệp. Đây là các cá nhân tổ chức đang tìm hiểu về các quy định của pháp luật doanh nghiệp xung quanh vấn đề thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? đăng ký vốn điều lệ như thế nào cho hợp lý? dựa vào những yếu tố nào để chọn lựa được vốn điều lệ doanh nghiệp 1 cách đơn giản nhất.

Có thể nói, vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng trong pháp luật và thực tiễn kinh doanh, vận hành doanh nghiệp cần được doanh nghiệp quan tâm và cân nhắc cẩn thận. Để giải đáp thắc mắc của bạn đọc, quý khách hàng về vốn doanh nghiệp, tư vấn Việt Luật xin đưa ra các vấn đề trọng tâm cần lưu ý về đăng ký vốn khi thành lập công ty.

thanh-lap-cong-ty-can-bao-nhieu-von-min

Vốn là gì? Có những loại vốn gì?

Vốn được hiểu là phần chi phí doanh nghiệp bỏ ra dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được cá nhân, doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Vốn hay gọi là vốn điều lệ là 1 trong những yếu tố tiên quyết cần phải có khi tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Dưới góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm:

Vốn điều lệ (vốn cần thiết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp)

là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công ty.
Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo ngành nghề có điều kiện thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty tối thiểu phải bằng mức vốn pháp luật quy định.
Theo  Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Do đó, các thành viên, cổ đông có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác được ghi trong Điều lệ công ty.

Xem thêm:  Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty

Vốn pháp định:

là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có do pháp luật quy định với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP, Nghị định 92/2016/NĐ-CP,… thì có khoảng hơn 20 ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như:
– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng;
– Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng;
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 06 tỷ đồng;…

Vốn ký quỹ: 

Là loại vốn để đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện qua số tiền doanh nghiệp ký quỹ thực tế trong ngân hàng. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà mỗi ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ 1 số nhất định.

Vốn đầu tư, góp vốn của tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài:

Chỉ những công ty liên quan đến yếu tố nước ngoài mới cần quan tâm đến loại vốn này (điển hình là công ty có vốn đầu tư nước ngoài). Do tính chất đặc biệt về yếu tố nước ngoài của loại vốn này mà pháp luật Việt Nam có những quy định khá chi tiết.

>> Vì có khá nhiều loại vốn góp đang tồn tại hiện nay nhưng thường ngày doanh nghiệp chỉ cần đăng ký vốn điều lệ là đủ nên Việt Luật khuyến cáo khách hàng nên lựa chọn đơn vị cung cấp Luật uy tín để biết rằng doanh nghiệp của mình cần phải có những loại vốn nào. Để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Để thành lập công ty, bạn cần rất nhiều loại chi phí, vốn bỏ ra như:

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Để kiếm được một mặt bằng kinh doanh phù hợp, bạn cần bỏ khá nhiều thời gian, công sức để tìm. Có những người chọn cách thuê môi giới, trung gian để tìm được một địa điểm đẹp, hợp lí, đầy đủ tiện nghi cho việc kinh doanh.

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà số vốn bỏ ra để thuê mặt bằng có sự chênh lệch, khác biệt. Nếu bạn muốn kinh doanh online hoặc mở văn phòng nhỏ, bạn không cần tìm một vị trí ở trung tâm, ngoài mặt đường lớn mà có thể chọn một địa điểm nhỏ, gần khu dân cư và gần trục đường lớn, dễ tìm kiếm. Còn nếu bạn muốn mở một showroom, một cửa hàng kinh doanh lớn,… bạn cần một vị trí nổi bật, thu hút mọi người nhưng sẽ phải bỏ ra một chi phí khá cao. Ngoài ra việc chi phí thuê văn phòng kho bãi cũng phụ thuộc trực tiếp vào số lượng văn phòng, diện tích, và vị trí địa lý của trụ sở, kho bãi của doanh nghiệp.

Kéo theo chi phí thuê mặt bằng gồm thêm các chi phí như vệ sinh, điện nước, hệ thống mạng internet.

Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, bạn nên cân nhắc việc chọn địa điểm thật cẩn thận, cân bằng giữa yếu tố chi phí, vốn bỏ ra và lợi nhuận thu được.

Chi phí về trang thiết bị cơ sở vật chất

Chi phí về trang thiết bị cơ sở vật chất cũng là 1 trong những chi phí lớn cần thiết của 1 doanh nghiệp. Chi phí trang thiết bị có thể là máy móc (máy móc có thể bao gồm máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc máy móc trang thiết bị làm việc máy tính, máy in, máy chiếu), phương tiện di chuyển, vận tải (ô tô con, ô tô tải, xe máy, ..vv).

Chi phí về cơ sở vật chất đi kèm văn phòng có thể là bàn ghế làm việc. Điều hòa, máy lạnh, quạt bóng đèn thắp sáng, chi phí làm biển hiệu, logo,..vv tất cả liên quan đến văn phòng trụ sở làm việc của doanh nghiệp

Chi phí thuê nhân viên

Đây là một khoản chi phí rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Nhiều người kinh doanh online, nhỏ lẻ chọn việc thuê người lao động theo mùa vụ, theo ca, sản phẩm,… để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo việc kinh doanh.

Trong trường hợp bắt buộc cần có đội ngũ nhân viên trợ giúp, bạn cần tính toán kĩ quy mô kinh doanh để thuê lao động phù hợp với vị trí, số lượng và đảm bảo chất lượng nhân viên cũng như chi phí vận hành, kinh doanh lâu dài.

Ngoài chi phí chi trả lương cho nhân viên thì doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm các khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc trích và đóng thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, các khoản tiền ăn ca, các khoản phúc lợi khác,..vv

Chi phí, Quảng cáo, tiếp thị, marketing:

Để thu hút được khách hàng, nhà đầu tư và tạo uy tín, tên tuổi trên thương trường, bạn cần có chiến lược marketing, tiếp thị linh hoạt, phù hợp và thực sự nổi bật, đòi hỏi doanh nghiệp cần tính toán và giành ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc này.

Trong thời đại công nghệ hiện đại, mạng xã hội như youtube, facebook, zalo, instagram, …. đang là một kênh tiếp thị thật sự hiệu quả và được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn do chi phí thích hợp, độ phủ sóng cao, dễ tiếp cận được với một số lượng khổng lồ người sử dụng của các trang này.

Chi phí cho việc Quảng cáo cũng quan trọng vì nếu không có quảng cáo, tiếp thị thì các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bạn sẽ không đến được tay khách hàng và đây chính là con đường dẫn khách tới cho doanh nghiệp của bạn. Tùy vào quy mô có doanh nghiệp có khả năng phát triển tốt thì chi phí cho quảng cáo, tiếp thị cũng phải cao hơn so với bình thường.

Chi phí về pháp luật:

Trong quá trình thành lập, vận hành doanh nghiệp sẽ có rất nhiều vấn đề, thủ tục pháp lí mà doanh nghiệp gặp phải như thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh,…. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ luật sư, cố vấn pháp luật riêng mà một lựa chọn đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay lựa chọn là hợp tác, thuê một công ty, văn phòng luật hỗ trợ cho mình mỗi khi cần thực hiện một thủ tục pháp lí hay cần sự giải đáp, hỗ trợ pháp luật.

Đây là phần chi phí quan trọng cho việc vận hành công ty đúng luật, tránh những rắc rối pháp lí và tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi doanh nghiệp mình mà doanh nghiệp cần thiết phải bỏ ra.

Các chi phí phát sinh khác

Có vô vàn chi phí không lường trước được khi bạn thành lập, vận hành doanh nghiệp của mình như trang thiết bị văn phòng, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị,…. Những chi phí này đòi hỏi bạn phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ càng trước khi ra quyết định, tránh gây lãng phí, thất thoát không cần thiết và tiết kiệm được chi phí kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận đạt được.

Vậy thành lập công ty cần phải đăng ký bao nhiêu vốn? lúc này doanh nghiệp sẽ tổng hợp các bản dự tính chi phí của doanh nghiệp xem cụ thể là khoảng bao nhiêu rồi đăng ký mức vốn điều lệ lớn hơn vài chục đến vài trăm triệu tùy thuộc vào doanh nghiệp. Vì thực chất các chi phí hàng tháng đã là 1 khoản thì doanh nghiệp phải dự tính chi phí ít nhất 6 tháng trở lên mới có thể hoạt động tốt nhất.

Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất & thương mại Nam Thành dự tính kinh doanh ngành nghề bán quần áo, vải vóc,..vv Thì sẽ cần phải các chi phí như.

Chi phí thuê văn phòng trụ sở công ty, chi phí thuê kho bãi để dự trữ hàng hóa vải vóc. 2 văn phòng trị giá 9tr/1 văn phòng /1 tháng tổng là 18 triệu 1 tháng.  ký hợp đồng 6 tháng tổng số tiền sẽ là 18 x 6 = 108 triệu

Chi phí mua máy móc trang thiết bị may, chi phí mua vải vóc, kim chỉ, Chi phí mua trang thiết bị bàn là, máy giặt máy ủi máy sấy, hấp,..vv 800 triệu

Chi phí thuê nhân công, thuê nhân viên kinh doanh, quảng cáo,..vv 15 nhân viên mỗi người 9tr/1 tháng đã bao gồm đóng bhxh chi trả trong 6 tháng tổng là 810 triệu

Chi phí trang thiết bị khác cho văn phòng: 50 triệu

==> Vậy tổng chi phí sắp tới của doanh nghiệp là : 108 + 800 +  810 + 50 = 1.768 ( một tỷ bảy trăm sáu mươi tám triệu).  Như vậy thì công ty Nam Thành nên đăng ký mức vốn điều lệ trong khoảng từ 2 – 3 tỷ đồng là hợp lý. Nếu doanh nghiệp cần mức vốn quay vòng lớn hơn thì có thể đăng ký mức lớn hơn.

Một số lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ công ty

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể là tại chương III quy định về Công ty TNHH không có quy định cụ thể về vốn điều lệ của công ty mà chỉ quy định chung chung là:
“Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.” hay tại khoản 1 điều 74 Luật trên quy định về vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên: “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.”

Như vây, có thể thấy, với doanh nghiệp là công ty TNHH không có quy định bắt buộc về mức vốn điều lệ mà các thành viên, người góp vốn cần đóng góp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của công ty TNHH về số lượng thành viên không nhiều (chỉ tối đa 50 thành viên với công ty TNHH 2 thành viên) nên việc góp vốn có phần hạn chế, không thể đặt ra số vốn tối thiểu vì sẽ cản trở việc thành lập công ty TNHH.

>> Thành lập công ty TNHH

Cũng giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty cổ phần là loại hình không hạn chế số lượng thành viên tham gia góp vốn. Chính vì vậy lượng vốn góp của các thành viên sẽ dễ dàng được kêu gọi và tăng vốn khi cần thiết. Chính vì vậy vốn điều lệ chỉ nên đăng ký 1 mức vừa phải và đủ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia các dự án đấu thầu thì thường các doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ trên đăng ký kinh doanh để nhận được ưu đãi nhất định của doanh nghiệp.

Mức vốn các nhà đầu tư kinh doanh hay chọn là từ 1 tới 10 tỷ là khả năng tốt nhất.

Thành lập công ty không cần vốn

Nghĩ đến kinh doanh, một từ khóa luôn thường trực trong tiềm thức của mọi người là vốn: Phải có vốn thì mới kinh doanh được? Số vốn này liệu có đủ duy trì hoạt động kinh doanh?… Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc kinh doanh mà không cần hoặc cần rất ít vốn bỏ ra. Nếu chưa có ý tưởng nào, bạn có thể tham khảo một số ngành nghề sau đây:

– Kinh doanh online, trực tuyến:

Loại hình kinh doanh này không đòi hỏi bạn cần chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, chi phí liên quan đến vận hành khác về nhân công,… Tất cả những gì bạn cần là một máy tính có kết nối Internet và một ý tưởng kinh doanh.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng cách thiết kế website, làm blog, video youtube, làm trung gian, đại lý hưởng hoa hồng,… để tích lũy số vốn nhất định sau đó tiến hành thành lập văn phòng đại diện, công ty với đội ngũ nhân viên và số vốn kinh doanh lớn hơn.

– Kinh doanh các dịch vụ:

Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều ngành nghề dịch vụ rất đa dạng như dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh, dịch vụ trung gian giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư,… thực sự không đòi hỏi số vốn lớn mà vẫn thu lại lợi nhuận khá cao.

Những dịch vụ này hiện nay đang được tìm kiếm và có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Do đó, việc đầu tư, kinh doanh vào những lại hình dịch vụ này chưa bao giờ là lỗi thời và luôn đảm bảo được lợi nhuận thu được khá cao cho bạn.

– Kinh doanh tại nhà:

Loại hình kinh doanh này không chỉ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí lớn cho việc thuê mặt bằng, chi phí điện nước, nhân công,… mà còn giúp bạn có được thời gian làm việc, nghỉ ngơi linh hoạt, dễ sắp xếp được công việc, sinh hoạt trong gia đình.

Ngoài ra, còn rất nhiều các ngành nghề kinh doanh mà bạn không cần bỏ vốn hoặc bỏ ra số vốn rất ít chẳng hạn như kinh doanh bán thời gian. Vì vậy, nếu muốn khởi nghiệp, trở thành một nhà kinh doanh, chủ doanh nghiệp, đừng chần chừ mà hãy lên ngay ý tưởng cho mình và thực hiện nó. Một startup thành công không cần phải bắt đầu kinh doanh từ một số vốn lớn mà cần một ý tưởng hay và một tinh thần quyết tâm khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm.

Thành lập công ty không cần vốn điều lệ

Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty, do đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự mình quyết định số vốn sẽ đăng ký trong đăng ký kinh doanh.
Tuy không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu nhưng thực tế, các doanh nghiệp thường không đăng ký mức vốn quá thấp vì điều này sẽ phản ánh tiềm lực tài chính của công ty và tạo niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng không nên để vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực tế để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp thuế hay kế toán sổ sách.

Tại thời điểm thành lập công ty, bạn có thể đăng ký số vốn điều lệ cao hơn thực tế nhằm tạo uy tín với khách hàng và sau đó điều chỉnh số vốn này cho phù hợp. Trong một khoảng thời gian theo luật định, các thành viên của công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết, nếu không góp đủ, công ty có thể thực hiện điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ; hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần thêm vốn được cấc thành viên góp thêm cũng cần đăng ký tăng vốn điều lệ.

Trên đây là phần tư vấn của Việt Luật về một số vấn đề liên quan đến vốn doanh nghiệp, mong sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của quý khách hàng và bạn đọc. Với bất kì thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lí của Việt Luật , quý khách, bạn đọc có thể liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 0965.999.345, truy cập website https://tuvanvietluat.com/ hoặc đến ngay trụ sở công ty để được tư vấn cụ thể.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ