Thủ tục thành lập phòng khám Răng – Hàm – Mặt

Hiện nay nhu cầu về khám răng, hàm mặt là rất lớn, đối với trẻ em hiện tượng bị sâu răng ngày càng cao, người lớn cũng vậy do lượng thực phẩm ngày càng phong phú nhu cầu ăn cũng nhiều dẫn đến hiện tượng sâu răng và các bệnh về răng. Mặt khác mỗi người cũng ý thức được vấn đề sức khỏe răng miệng nên cũng thường xuyên 3 đến 6 tháng lại đi khám định kỳ, thông thường mọi người sẽ chọn những nơi khám bệnh gần nhà hoặc các cơ sở khám răng hàm mặt uy tín. Mặt khác do điều kiện sống ngày nay ngày càng được cải thiện thì nhu cầu quan tâm đến cái đẹp ngày càng nhiều hơn bời ” hàm răng, mái tóc là góc con người”. Nắm bắt được nhu cầu thiết thực đó chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn, xin giấy phép khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết dưới dây chúng tôi sẽ chia sẻ về điều kiện cũng như thủ tục thành lập phòng khám răng –  hàm – mặt để quý khách hàng tiện nắm được các nội dung.

I. Cơ sở pháp lý.

– Căn cứ vào luật khám chữa bệnh năm 2009;

– Căn cứ vào luật doanh nghiệp năm 2020;

– Căn cứ vào luật đầu tư năm 2020;

– Căn cứ vào nghị định 109/2016/NĐ – CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

II. Quy trình tư vấn thủ tục thành lập phòng khám Răng – Hàm – Mặt 

  • Tiến trình thực hiện dịch vụ như sau:

+ Tư vấn giấy tờ cần thiết.

+ Xây dựng hồ sơ & nộp tại các đơn vị có liên quan

+ Theo dõi hồ sơ và thông báo tiến độ của từng quy trình thực hiện

+ Nhận kết quả tại các đơn vị liên quan

–     Thời gian thực hiện:

45 – 60 ngày làm việc (Kể từ ngày nộp bản giấy hồ sơ hợp lệ và thẩm định cơ sở)

III. Hồ sơ khách hàng cung cấp bao gồm:  

STT HỒ SƠ CẦN CUNG CẤP
1. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài có mã ngành “Khám chữa bệnh”
2 Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám + người đứng đầu

Lưu ý:

Người đứng đầu phòng khám là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa chuyên khoa răng – hàm – mặt (Trong trường hợp, người đứng đầu có chứng chỉ bác sĩ đa khoa thì vẫn chưa đủ, phải có thêm Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt)

Người đứng đầu phòng khám có thời gian khám bệnh phải có ít nhất 36 tháng hành nghề sau khi được chấp chứng chỉ và ít nhất 54 tháng hành nghề sau khi có bằng tốt nghiệp.

Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân

Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám;

-> Cung cấp căn cước công dân chứng thực  + hợp đồng lao động (Có thể hỗ trợ soạn) + chứng chỉ hành nghề + xác nhận kinh nghiệm hoạt động + quyết định  nghỉ việc/biên bản thanh lý hợp đồng lao động tại cơ sở cũ.

3 Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) -> cung cấp

Phù hợp với lĩnh vực xin cấp phép -> Cung cấp căn cước công dân chứng thực + hợp đồng lao động + chứng chỉ hành nghề/bằng cấp liên quan – chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ…

4 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế: Hợp đồng hoặc hóa đơn mua thiết bị y tế đối với các đơn vị kinh doanh trang thiết bị y tế

(kèm bản chụp cơ sở + sơ đồ mô phỏng phòng khám, nếu có bản thiết kế thì gửi lại kèm)

Nếu có hoạt động cấy ghép răng (implant), chủ thể cần phải chứng minh được có khu vực riêng để thực hiện hoạt động kinh doanh này và khu vực đó phải có đủ diện tích cũng như dụng cụ kỹ thuật thực hiện dịch vụ.

Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2

Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2

Có khu vực và máy móc để tiến hành khử trùng trong trường hợp có những dụng cụ y tế sử dụng lại. Trường hợp nếu phòng khám không có khu riêng để thực hiện hoạt động này, cung cấp hợp đồng ký với đơn vị cung cấp dịch vụ khử trùng khác

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Có thùng rác y tế

5 Giấy chứng nhận cơ sở đủ đk Phòng cháy chữa cháy + Hợp đồng thuê nhà + giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở thuê.

Cơ sở trang bị Bình chữa cháy + Tiêu lệnh chữa cháy ở các tầng (Tối thiểu mỗi tầng 1 bộ) -> Nếu kèm cả đèn báo cháy thì càng tốt.

6 Lĩnh vực hoạt động (Phù hợp với chứng chỉ của người đứng đầu và nhân viên)
7 Đăng ký kinh doanh + Giấy phép thu gom rác thải y tế + Hợp đồng hợp tác với đơn vị thu gom rác thải y tế
8 Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh

IV. Về phần xử lý rác thải y tế.

  • Hỗ trợ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại cơ sở (Trường hợp khám chữa bệnh có phát sinh nước thải nguy hại): Hỗ trợ tư vấn thiết kế, cung cấp trang thiết bị thi công – lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trực tiếp tại cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng cơ sở phòng khám.
  • Hỗ trợ kết nối ký kết hợp đồng thu gom rác thải: Cung cấp hồ sơ ký kết hợp đồng thu gom rác thải với đơn vị có chức năng đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng cơ sở phòng khám.

V. Về việc thẩm định hồ sơ.

– Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên sở y tế, sở y tế phối hợp với trung tâm y tế quận/huyện sẽ tiến hành lập đoàn thẩm định kiểm tra cơ sở, lập biên bản kiểm tra. Đối với trường hợp đủ điều kiện sở y tế sẽ tiến hành cấp giấy phép cho phòng khám trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày kiểm tra cơ sở.

– Bộ y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở bộ y tế.

– Sở y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám chữa bệnh có trụ sở đóng trên địa bàn mình quản lý.

VI. Về yêu cầu hỗ trợ.

Để thực hiện tốt các công việc trên cần đến sự hợp tác tích cực và triệt để của quý khách hàng trong việc cung cấp thông tin, số liệu. Đồng thời, Việt luật sẽ luôn trao đổi trực tiếp và đầy đủ các vấn đề phát sinh, đề xuất hướng giải quyết, tư vấn cụ thể từng giải pháp để quý khách hàng cân nhắc, lựa chọn. Trên cơ sở đó, Việt Luật sẽ thực hiện các thao tác nghiệp vụ chuyên môn theo sự thống nhất của khách hàng. Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện dịch vụ thành lập các loại hi

  1. Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.
  2. Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân.
  3. Phòng khám đa khoa.
  4. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:a) Phòng khám nội tổng hợp;b) Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội:

a) Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;

b) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông

c) Phòng khám chuyên khoa ngoại;

d) Phòng khám chuyên khoa phụ sản;

e) Phòng khám chuyên khoa nam học;

g) Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;

h) Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;

i) Phòng khám chuyên khoa mắt;

k) Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;

l) Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;

m) Phòng khám chuyên khoa tâm thần;

n) Phòng khám chuyên khoa ung bướu;

o) Phòng khám chuyên khoa da liễu;

p) Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;

q) Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;

r) Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;

s) Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

t) Phòng khám chuyên khoa khác.

  1. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
  2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): Thực hiện thí điểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Phòng xét nghiệm.
  4. Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang.
  5. Cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ sở giám định pháp y tâm thần có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo một trong các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 3 hoặc điểm m khoản 4 Điều này. Các cơ sở này phải đáp ứng điều kiện tương ứng với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  6. Nhà hộ sinh.
  7. Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng.
  8. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp.

Trong mọi trường hợp có thắc mắc hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ với Luật sư, các chuyên viên tư vấn phụ trách để được giải đáp.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ