Thủ tục cấp phép kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ

Vàng, trang sức, mỹ nghệ là những tài sản có giá trị trong hoạt động lưu thông, do đó mà kinh doanh trong hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ được pháp luật quy định như thế nào?

thu-tuc-cap-giay-phep-kinh-doanh-vang-trang-suc-my-nghe-min

1. Quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp và pháp luật về kinh doanh vàng hiện hành thì khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh mua bán, trao đổi vàng, trang sức, mỹ nghệ thì phải đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện sau:

– Chủ thể kinh doanh vàng bạc, trang sức, mỹ nghệ phải là thương nhân theo mô hình doanh nghiệp, có đăng ký hoạt động kinh doanh việc mua bán vàng, trang sức, mỹ nghệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và phải được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp phải đảm bảo được trụ sở, địa điểm và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Khi tiến hành kinh doanh vàng miếng thì ngoài các điều kiện trên thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện để được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh như:

– Đảm bảo mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định là 100 tỷ VNĐ.

– Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, trao đổi mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ tối thiểu 02 năm.

– Số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 2 năm liên tiếp gần nhất với thời điểm đề nghị cấp phép tối thiểu là 500 triệu/năm có xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền.

– Thành lập mạng lưới, chi nhánh và địa điểm bán hàng trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất 03 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

Đối với tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3.000 tỷ VNĐ.

– Có thực hiện hoạt động kinh doanh vàng trên thực tế.

– Có chi nhánh từ 05 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương trở lên trên lãnh thổ Việt Nam.

– Các điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật

Do giá trị của vàng, trang sức, mỹ nghệ mà khi thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các loại tài sản này thì cần đáp ứng được các điều kiện nhất định và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này.

2. Thủ tục đề nghị cấp phép đủ điều kiện kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ

Chủ thể kinh doanh có nhu cầu hoạt động kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ và thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định như trên thì tiến hành chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép để thực hiện kinh doanh mua bán vàng, miếng. Đơn này được lập theo mẫu do pháp luật quy định.
– Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó ghi nhận ngành nghề kinh doanh là hoạt động kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ. Đối với tổ chức tín dụng thì cần cung cấp giấy phép hoạt động có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng.
– Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh kinh doanh vàng bởi một trong những điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh đó là phải thành lập chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam.
– Có xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền về việc chủ thể kinh doanh đó đã nộp đủ số thuế trong 02 năm liên tiếp gần nhất với thời gian đề nghị cấp phép.
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đề nghị đến địa chỉ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra xem xét hồ sơ và tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh vàng. Nếu từ chối cấp thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vàng, trang sức, mỹ nghệ thì cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến Việt Luật để được tư vấn miễn phí.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ