Giải đáp thắc mắc về những nội dung mà khách hàng thường xuyên gửi tới nhờ hỗ trợ từ Việt Luật, về mô hình hoạt động của hộ kinh doanh, Việt Luật trích dẫn nội dung đã từng giải đáp tới khách hàng như sau:
Hỏi từ khách hàng:
Sắp tới đây, tôi có nhu cầu đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, vậy, tôi muốn hỏi hộ kinh doanh có mô hình hoạt động như thế nào?
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Giải đáp chi tiết nội dung thực hiện:
Nội dung bài viết
1. Khái niệm hộ kinh doanh là gì ? Pháp luật hộ kinh doanh ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh, khái niệm hộ kinh doanh được hiểu như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Quy mô hoạt động hộ kinh doanh cá thể
2. Mô hình hoạt động của hộ kinh doanh
- Chủ hộ kinh doanh: theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị đinh 78/2015/NĐ-CP chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân, một nhóm người hoặc là hộ gia đình và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Điều kiện kinh doanh: Khoản 2, 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy đinh: “2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.” Từ quy định trên, Hộ kinh doanh chỉ phải bắt buộc đăng ký kinh doanh khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
- Số lượng lao động: hộ kinh doanh sử dụng không quá 10 lao động, nếu trên 10 lao động thì hộ kinh doanh phải đăng ký mở công ty (Khoản 3 Điều 66).
Quy mô kinh doanh:
Quy mô nhỏ, chỉ được đăng ký tại một địa điểm cố định. Đó có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh (Điều 72 Nghị đinh 78/2015/NĐ-CP).
Chế độ trách nhiệm
– Phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc và cân nhắc lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu cũng như mong muốn kinh doanh của mình.
Trong trường hợp còn những vướng mắc về mặt pháp lý cần hỗ trợ và giải đáp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi với các hình thức thông qua các số hotline, kênh hỗ trợ trực tuyến hoặc tới trực tiếp văn phòng của Việt Luật.