Bảo hộ quyền tác giả hay đăng ký bản quyền tác giả là bảo hộ quyền của người sáng tạo ra các tác phẩm, chống lại sự sao chép của người thứ 3 – người chiếm đoạt và sử dụng hình thức mà tác giả thể hiện sự sáng tạo của mình. Chính vì vậy tác giả cần phải đăng ký bản quyền tác giả, cho mỗi tác phẩm mình sáng tạo ra. Vậy để bảo vệ quyền tác giả thì cần phải làm gì. Hồ sơ thủ tục cụ thể ra sao. Việt Luật xin mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin cụ thể nhất.
Khái niệm về quyền tác giả – tác phẩm
Quyền tác giả hay còn được gọi là tác quyền hoặc bản quyền – là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều từ trước đến nay, quyền tác giả được hiểu là quyền của một tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nó.

Còn tác phẩm là sản phẩm sáng tạo từ trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hoặc khoa học được thể hiện thông qua bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm gồm có nhiều loại, gồm tác phẩm nguyên gốc, tác phẩm phái sinh và tác phẩm đã được công bố.
Qua đó, có thể thấy ngay được quyền tác giả được sử dụng để bảo vệ các tác phẩm mang tính chất sáng tạo tinh thần, sáng tạo văn hóa để không bị vi phạm bản quyền, chẳng hạn như các tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa, … và một số chương trình truyền thanh. Quyền này là để bảo vệ các quyền lợi cho cá nhân và những lợi ích về kinh tế cho tác giả trong mối liên hệ với những tác phẩm đó.
Vì sao phải đăng ký quyền tác giả – tác phẩm
Như chúng ta đã biết hiện nay nhà nước đã quy định việc các tác giả sau khi sáng tác ra 1 tác phẩm nên tiến hành đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với mỗi tác phẩm của mình. Việc này sẽ giúp bản thân người sáng tác khẳng định việc sở hữu và quyền tự quyết của mình đối với mỗi tác phẩm mang làm ra. Và việc này sẽ được pháp luật bảo vệ bằng những căn cứ chứng minh trong hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.
Quyền tác giả được bảo hộ tại thời điểm được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và thiết lập bản quyền cho tác giả – chủ sở hữu tác phẩm đó.
Tuy nhiên, quyền tác giả không hề phát sinh tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, mà ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng và hình thức của tác phẩm; không cần biết tác phẩm đã được công bố hay chưa được công bố, đã được đăng ký hay chưa được đăng ký, thì ngay khi tác phẩm được thể hiện ra ngoài trên một vật chất nhất định là tác phẩm đó đã được bảo hộ rồi
Như vậy có thể thấy rằng quyền tác giả phát sinh ngay tại thời điểm tác phẩm đó ra đời và được thể hiện trên một bề mặt vật chất nhất định, miễn là tác phẩm đó được lưu lại bằng bất cứ phương tiện gì, thì dù đã công bố hay chưa công bố sẽ đều phát sinh quyền tác giả. Bởi vậy mới nói, sự xuất hiện của tác phẩm chính là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả chứ không phải ngày đăng ký bảo hộ hay là ngày được cấp văn bằng bảo hộ mới là thười điểm phát sinh quyền tác giả, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ là một căn cứ để dễ dàng chứng minh tác phẩm có từ thời điểm nào khi xảy ra tranh chấp chứ không hoàn toàn có quyền quyết định thời điểm được bảo hộ tác quyền.
Việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả tránh được việc các đối tượng xấu ăn cắp bản quyền của tác giả làm sản phẩm của họ. Chính vì vậy sẽ gây ra khó đối với quyền tự quyết đối với tác phẩm do tác giả sáng tác ra.
Trên thục tế pháp luật chỉ bảo vệ được lợi ích các tác phẩm của các nhà sáng tác khi họ tiến hành làm hồ sơ thủ tục bảo hộ tác phẩm của mình làm ra. Nếu tác giả không tiến hành làm thủ tục bào hộ quyền tác giả- tác phẩm đối với sản phẩm mình làm ra thì nhà nước sẽ không có căn cứ để chứng minh và xác định được tác phẩm đó là của bạn.
Tóm lại: Từ những lý do trên để thấy được việc bảo hộ quyền tác giả – tác phẩm là quan trọng không thể thiếu đối với mỗi nhà sản xuất văn, báo chí, tạp chí hiện nay.
Những chủ thể được quyền đăng ký bảo hộ
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, tác giả hoặc chủ sở hữu được phép đăng ký bản quyền bao gồm:
– Các tổ chức, cá nhân có các sản phẩm thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả như người trực tiếp làm ra sản phẩm trí tuệ và chủ sở hữu quyền tác giả
– Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đã nói ở trên bao gồm các tổ chức, cá nhân có quốc tịch Việt Nam; tổ chức, cá nhân là người nước ngoài nhưng có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa từng được công bố tại bất kỳ quốc gia nào trước đó, trường hợp đã được công bố tại quốc gia khác thì phải được công bố đồng thời tại Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công bố lần đầu tiên tại quốc gia khác; và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam và quốc gia người đó mang quốc tịch cùng là thành viên.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Nếu đăng ký chủ sở hữu là tác giả/đồng tác giả:
- Giấy uỷ quyền của tất cả các tác giả
- Bản sao chứng minh thư của tất cả các tác giả
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả (nếu có); địa chỉ, ngày hoàn thành tác phẩm và ngày tác phẩm được sử dụng lần đầu tiên tại Việt nam.
- Giấy cam đoan của tác giả
Nếu đăng ký chủ sở hữu là tổ chức, công ty:
- Giấy uỷ quyền của tổ chức, công ty
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của tất cả các tác giả
- Giấy cam đoan của tác giả
- Bản sao giấy phép kinh doanh;
- Quyết định của Công ty về việc giao nhiệm vụ cho tác giả là nhân viên của công ty sáng tạo tác phẩm
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả (nếu có); địa chỉ, ngày hoàn thành tác phẩm và ngày tác phẩm được sử dụng lần đầu tiên tại Việt nam.
Đơn đăng ký bản quyền gồm có những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu
- Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả hoặc bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan, số lượng 02 bản
- Văn bản, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của người nộp
- Giấy ủy quyền cho người nộp đơn nếu người nộp không là tác giả của tác phẩm cần đăng ký bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả hoặc các đồng sở hữu nếu có
Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm
Tư vấn về thủ tục, thời gian, các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký Bản quyền tác giả
Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả; cung cấp Quý khách hàng các biểu mẫu phù hợp, cập nhật để Quý khách hàng sử dụng
Đại diện Quý khách hàng làm việc với Cục Bản quyền tác giả
Thay mặt Quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ
Tiếp nhận Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả
Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có)
Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nộp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên và nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội, hoặc nộp qua Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các tỉnh, thành phố khác nếu không ở Hà Nội
Các bộ phận này sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển về cho Cục bản quyền tác giả để xem xét và xử lý hồ sơ theo trình tự pháp luật quy định
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền sẽ xem xét hồ sơ và ra thông báo cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 15 ngày
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ thì Cục bản quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ thì người nộp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền các loại
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Tác phẩm nhiếp ảnh
- Tác phẩm kiến trúc
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học
- Tác phẩm báo chí
- Tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm sân khấu
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Tài liệu yêu cầu và thời gian hoàn thành tác giả tác phẩm
Chủ sở hữu đăng ký bản quyền cần cung cấp thêm những giấy tờ sau tương ứng với từng hình thức đăng ký bảo hộ Bản quyền tác giả:
Bản in nội dung của tác phẩm – 02 bản (đóng thành quyển trong đó trang bìa ghi rõ tên của tác phẩm) (đối với tác phẩm viết và các tác phẩm khác)
Bản in trên Giấy A4 tác phẩm xin đăng ký (đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) – 02 bản;
Bộ ảnh chụp tác phẩm đăng ký (đối với tác phẩm nhiếp ảnh) – 02 bộ
02 đĩa CD chứa nội dung phần Code (ngôn ngữ lập trình) kèm theo 02 bản in nội dung đĩa CD (đối với phần mềm máy tính)
02 Bản vẽ trên Giấy A0 (đối với tác phẩm kiến trúc)
02 phần lời và nhạc trên Giấy A4 (đối với tác phẩm âm nhạc.
02 bộ Ảnh (đối với tác phẩm nhiệp Ảnh)
Xem thêm:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Những quy định về Luật Sở hữu trí tuệ luôn là những quy định hết sức trừu tượng và lĩnh vực luật này chưa thực sự được áp dụng nhiều trong đời sống và được rất ít người biết đến. Chính vì lẽ đó mà viêc hiểu và tìm kiếm những bài viết hướng dẫn thi hành các quy định về sở hữu trí tuệ cũng khó khăn hơn, vậy nên việc tìm đến một đơn vị tư vấn uy tín là rất cấn thiết. Và Việt Luật tự tin là một đơn vị tư vấn lâu năm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến pháp lý cũng như dịch vụ của Việt Luật, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số điện thoại của Việt Luật để được hỗ trợ tận tình nhất!
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm, Việt Luật tự tin mang tới sự hài lòng quý khách mỗi khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi.
” Việt Luật rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng trong thời gián sớm nhất “.