Quy định của pháp luật về đóng dấu mật

Dấu mật là vấn đề mang tính bí mật của nhà nước. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay đang bị lạm dụng tùy tiện. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về đóng dấu mật?

1. Dấu mật là gì?

Theo quy định pháp luật thì độ mật là mức độ quan trọng, là những bí mật nhà nước và khi tin, tài liệu đó bị tiết lộ sẽ gây thiệt hại tùy vào mức độ.
Bí mật nhà nước thuộc độ Mật là những tin tức, những vật, tài liệu mang nội dung quan trọng thuộc danh mục bí mật do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng BQP quyết định ban hành, nếu bị tiết lộ sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.
quy-dinh-ve-dau-mat

2. Một số quy định của pháp luật về dấu mật

2.1. Phông chữ của mẫu dấu mật:
Đối với các mẫu dấu mật thì phông chữ được sử dụng là phông chữ tiếng Việt theo bộ mã ký tự Unicode Tiêu chuẩn Việt Nam.
2.2. Mực để đóng dấu mật:
Mực đỏ tươi là loại mực dùng để đóng các loại con dấu mật.
2.3. Vị trí đóng dấu mật:
Vị trí đóng các con dấu mật được thực hiện theo Phụ lục III của Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 33/2002/NĐ-CP về Bảo vệ bí mật Nhà nước.
Theo đó thì vị trí của dấu mật trên văn bản là ở dưới phần trích yếu nội dung văn bản, bên phía tay trái của văn bản.
Không được phép in sẵn dấu chỉ độ mật vào tài liệu bí mật nhà nước. Trường hợp với số lượng lớn thì phải in dấu chỉ độ mật bằng mực màu đỏ tươi bên ngoài.
2.4. Hình thức dấu mật
Mẫu dấu “MẬT” được khắc theo hình thức: là hình chữ nhật có kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm, bên trong của 2 đường viền là chữ “MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm, cách đều đường viền bên ngoài một khoảng bằng 02mm.

3. Thực trạng sử dụng dấu mật hiện nay

Hiện nay thì việc tùy tiện sử dụng đóng dấu mật vào các văn bản thông thường mà không chứa nội dung mật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng điều này nhằm che giấu thông tin cần công khai, che giấu các thông tin vi phạm pháp luật hoặc để trục lợi cho chính mình hoặc cho tổ chức, cá nhân khác.
Cần quy định các văn bản liên quan đến mức độ mật của bí mật nhà nước cũng như việc thống nhất các văn bản pháp lý để thực hiện việc sử dụng dấu mật đúng pháp luật, tránh tiêu cực trong xã hội.
Vấn đề sử dụng dấu mật hiện nay nhằm tránh gây thiệt hại cho Nhà nước Việt Nam. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này hãy liên hệ ngay tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại để được các chuyên viên pháp lý giải đáp miễn phí.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ