Quy định của pháp luật về tước giấy phép lái xe

Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt vi phạm hành chính khá nặng do lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về tước giấy phép lái xe theo pháp luật hiện hành
Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 46/2016

Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định bị tước quyền sử dụng có thời hạn gồm:

  • Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp);
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
  • Giấy phép kinh doanh vận tải;
  • Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;
  • Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
  • Giấy phép thi công;
  • Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
  • Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới;
  • Chứng chỉ đăng kiểm viên;
  • Giấy phép lái tàu.

Thời hạn tước giấy phép lái xe

  • Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  • Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
  • Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
  • Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
  • Khi tạm giữ giấy phép và khi trả giấy phép người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe
Điều 5 Nghị định 46/2016 Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
“11. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7; Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm c Khoản 7;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 8, Khoản 9 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.”
Điều 6 Nghị định 46/2016 Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
“11. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.”
Điều 7 Nghị định 46/2016 Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
“8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 6; Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 6; Điểm c Khoản 7 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 6; Điểm a, Điểm b Khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.”
Hậu quả khi bị tước giấy phép lái xe

  • Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  • Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định

Trên đây là những thông tin pháp luật mà Việt Luật cung cấp cho bạn. Nếu còn có gì chưa rõ hay thắc mắc hãy gọi đên tổng đài 0965 999 345 để được tư vấn miễn phí.
Công ty tư vấn Việt Luật của chúng tôi đang ngày càng khẳng định được uy tín của mình trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, thành lập công ty trọn gói, tư vấn về sổ đỏ, sở hữu trí tuệ, dịch vụ kế toán thuế… Chúng tôi đang ngày càng mở rộng các lĩnh vực, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ nhu cầu đa dạng của quý khách hàng. Trên cơ sở tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và uy tín trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý công ty Tư vấn Việt Luật cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Và hơn hết mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với Quý khách hàng dựa trên các chính sách hỗ trợ, tư vấn thường xuyên tạo cho khách hàng niềm tin hoàn toàn vào chúng tôi.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ