Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

Việc phân chia tài sản thừa kế và quyền được thừa hưởng di sản thừa kế được căn cứ dựa trên di chúc và quy định pháp luật về thừa kế. Nếu thừa kế được chia theo những quy định của pháp luật về thừa kế trong bộ luật dân sự thì việc phân chia rất công bằng và rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho các bên được hưởng hưởng di sản thừa kế, thế nên phân chia di sản thừa kế theo pháp luật rất ít xảy ra các tranh chấp vì chủ yếu các tranh chấp thường xảy ra đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc.

Nhiều người thường nghĩ đơn giản là chỉ cần người chết có di chúc thì nội dung di chúc có những gì thì cứ thế mà chia chứ không biết rằng để một di chúc có hiệu lực thì phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện nào làm nên hiệu lực của một di chúc thì mời bạn đọc cũng tham khảo bài viết sau đây

1. Chủ thể có quyền lập di chúc

– Người đã thành niên không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình

– Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi và được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý

Di chúc là một văn bản thể hiện ý chí của bản thân người lập di chúc, mong muốn để lại tài sản cho những người còn sống trước khi chết

Nếu người lập di chúc là người thuộc một trong các trường hợp kể trên thì sẽ có quyền chỉ định ai là người được hưởng di sản và di sản sẽ được chia như thế nào mà không cần có sự chấp thuận của bất cứ ai

Xem thêm: Con riêng có được chia thừa kế

2. Điều kiện chung để di chúc hợp pháp

– Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt và không bị ai đe dọa hay cưỡng ép khi lập di chúc

– Nội dung của di chúc không được phép trái với đạo đức xã hội và không vi phạm vào các điều cấm của luật. Ngoài ra hình thức của di chúc cũng không được trái với quy định pháp luật

a. Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Di chúc được tồn tại dưới 2 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng

a. Đối với di chúc được lập thành văn bản

Di chúc bằng văn bản phải thể hiện được tối thiểu các nội dung cơ bản sau:

– Thời gian lập di chúc

– Họ và tên, nơi cư trú của người lập di chúc

– Những di sản được để lại và nơi có những di sản đó

– Tên cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản thừa kế, ghi rõ các điều kiện để những đối tượng đó được quyền hưởng thừa kế

– Không được phép viết tắt hay dùng ký hiệu trong bản di chúc đó, nếu di chúc có nhiều trang thì phải đánh số thứ tự ở mỗi trang, trong đó phải có chữ ký hoặc có điểm chỉ của người lập di chúc

– Nếu di chúc có chi tiết tẩy xóa hay sửa chữa thì người viết di chúc sẽ phải ký nháy bên cạnh những chỗ bị tẩy xóa hay sửa chữa đó

Ngoài ra còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện riêng về hình thức như sau:

– Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người viết di chúc phải tự viết di chúc bằng tay và ký vào bản di chúc đó

– Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng: nếu như người lập di chúc không viết tay bản di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết tay hoặc đánh máy hộ mình, nhưng tối thiểu là phải có ít nhất 02 người làm chứng. Mặc dù không tự mình viết tay bản di chúc nhưng người lập di chúc vẫn phải ký tay hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước sự chứng kiến của những người làm chứng, ngoài ra những người làm chứng cũng phải ký và xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc

– Di chúc bằng văn bản có thể được công chứng, chứng thực theo nguyện vọng của người lập di chúc.

Xem thêm:  Thay đổi địa chỉ công ty tại huyện gia lâm

b. Đối với di chúc bằng miệng

Di chúc miệng là sự bày tỏ ý nguyện bằng lời nói của người để lại tài sản thừa kế trước khi chết trong việc phân định và định đoạt khối tài sản của mình

Di chúc bằng miệng được lập khi người lập di chúc không lường trước được cái chết của mình, họ ra đi quá đột ngột và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể được lập di chúc miệng

Như vậy, di chúc miệng được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc đang ở trong trạng thái bị cái chết đe dọa nghiệm trọng và không thể nào viết được di chúc. Người lập di chúc miệng phải bày tỏ ý chí được ý chí của mình trước mặt ít nhất là 02 người làm chứng, những người làm chứng có nghĩa vụ ghi chép lại những lời nói đó rồi cùng ký tên và điểm chỉ. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện được ý chí của mình thì bản ghi chép ý nguyện đó phải được công chứng viên hoặc những người có thẩm quyền chứng thực và xác nhận chữ ký của những người làm chứng có trong văn bản đó

Nếu như người lập di chúc bằng miệng đó vẫn còn sống minh mẫn sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc bằng miệng thì di chúc bằng miệng đó sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn

Liên hệ: Luật sư tư vấn luật thừa kế miễn phí

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ