Mua lại xưởng sản xuất

Xưởng sản xuất là tài sản gắn liền với đất để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vì một số lý do nhất định mà doanh nghiệp bán xưởng sản xuất của mình cho người khác. Vậy việc mua lại xưởng sản xuất được tiến hành như thế nào?

1. Điều kiện mua lại xưởng sản xuất của doanh nghiệp

Trong quan hệ mua bán xưởng sản xuất của doanh nghiệp thì chủ thể bán và chủ thể mua xưởng sản xuất sẽ phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Theo quy định của pháp luật đất đai thì điều kiện được quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp bán thì xưởng sản xuất khi đem bán phải đáp ứng được điều kiện:

– Xưởng sản xuất đó gắn liền đất mà doanh nghiệp đã thuê phải được tập lập hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đó.
– Xưởng sản xuất đã được hoàn thành xây dựng theo đúng trình tự, quy hoạch xây dựng và các chi tiết về dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và phê duyệt.

Đối với người mua xưởng sản xuất thì người mua đó phải đảm bảo được các điều kiện sau:

– Phải có năng lực tài chính để mua lại xưởng sản xuất đó cũng như phải đảm bảo nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh sau khi mua lại xưởng sản xuất.
– Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh khi mua lại xưởng sản xuất thì phải có ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phù hợp với hoạt động của dự án.
– Cá nhân, tổ chức mua lại xưởng sản xuất không được vi phạm pháp luật đất đai.
Người mua lại xưởng sản xuất đó sẽ tiếp tục được Nhà nước cho thuế đất trong thời hạn còn lại theo giá đất đúng mục đích sử dụng đã được xác định có trong dự án, hoạt động kinh doanh.

2. Thủ tục mua lại xưởng sản xuất 

Khi tiến hành mua lại xưởng sản xuất thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng xưởng sản xuất. Các bên thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo có các nội dung cơ bản sau:

– Thông tin của các bên trong quan hệ mua bán xưởng sản xuất, bao gồm tên, mã số thuế (đối với tổ chức), giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tư cách pháp lý, địa chỉ, số điện thoại liên lạc.

– Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng là nhà xưởng, thỏa thuận về chuyển nhượng một phần hay toàn bộ, chuyển nhượng có kèm theo các trang thiết bị của nhà xưởng và quyền sử dụng đất xây dựng nhà xưởng hay không. Điều khoản này mô tả cụ thể, chi tiết nhà xưởng và các thông tin về quyền sử dụng đất.

– Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán: khi tiến hành mua bán xưởng sản xuất thì phải có giá mua bán đó và phương thức để bên mua thanh toán tiền chuyển nhượng cho bên bán theo các hình thức nào.

– Giao nhận xưởng và các giấy tờ liên quan, điều khoản này thỏa thuận về thời hạn để bên mua nhận được các giấy tờ liên quan đến nhà xưởng sau khi đã thực hiện nghĩa vụ của mình.

– Các bên thỏa thuận về việc nộp lệ phí và thuế khi chuyển nhượng xưởng.

– Trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà xưởng.

– Trách nhiệm bồi thường khi một bên vi phạm hợp đồng.

– Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

– Hiệu lực của hợp đồng.

Xem ngay: Thành lập công ty TNHH

  • Ngoài các điều khoản trên thì các bên có thể thỏa thuận các vấn đề khác nhưng không được trái với quy định pháp luật và trái đạo đức xã hội.
  • Khi ký hợp đồng chuyển nhượng xưởng sản xuất, hợp đồng này phải được công chứng. Sau khi hợp đồng được công chứng thì cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký đất đai.
  • Ngoài ra thì các bên phải xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình với cơ quan nhà nước để đảm bảo việc không nợ thuế khi tiến hành chuyển nhượng xưởng sản xuất.

Khi tiến hành mua lại xưởng sản xuất thì cần đáp ứng được các điều kiện và tuân thủ trình tự theo quy định pháp luật. Liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ