Thủ tục cấp phép thực phẩm chức năng nhập khẩu

Thực phẩm chức năng nhập khẩu khi tiến hành lưu thông tại Việt Nam thì phải tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định. Vậy quy trình thủ tục để cấp phép thực phẩm chức năng nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào? Việt Luật Hà Nội xin mời khách hàng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thủ tục cấp phép nhập khẩu thực phẩm chức năng nhập khẩu

Điều kiện được nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Để nhập khẩu được thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng thì bạn cần làm các thủ tục công bố thực phẩm hoặc công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và nhập khẩu Thực phẩm đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm phải xin giấy phép nhập khẩu

Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;
Các chất sử dụng trong chế biến thực phẩm (chất hỗ trợ chế biến,phụ gia thực phẩm);

Thực phẩm bao gói sẵn sử dụng trực tiếp;

Các sản phẩm được quy định tại Khoản II dưới đây (khi có thông tin rủi ro về an toàn, dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản) ;

Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
Với những loại thực phẩm này, khi tiến hành nhập khẩu thực phẩm, doanh nghiệp phải xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp một trong hai Giấy phép sau: “Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu; Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ

Trước khi thực phẩm chức năng nhập khẩu được lưu hành tại Việt Nam thì chủ thể kinh doanh phải trải qua các thủ tục nhất định: một là thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng đó tại cửa khẩu, hai là thực phẩm chức năng phải được công bố đến cơ quan có thẩm quyền. Khi đó thì thực phẩm chức năng nhập khẩu mới được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Đối với thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng thì thủ tục nhập khẩu được tiến hành như sau:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan:

Trước đây thì chủ thể nhập khẩu sẽ khai vào tờ khai hải quan theo mẫu in sẵn. Hiện nay thì hầu hết đã chuyển sang việc nộp tờ khai theo hình thức điện tử bằng phần mềm.

Bước 2: Nhận kết quả phân luồng:

Sau khi nộp tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ vào các điều kiện thực tế và các quy định pháp luật để phân luồng kết quả cho chủ thể nhập khẩu, bao gồm:

  • Luồng xanh: khi nhận được phân luồng xanh thì chủ thể nhập khẩu chỉ cần xuống cảng lấy sản phẩm sau khi đã nộp thuế nhập khẩu (trường hợp phải nộp thuế).
  • Luồng vàng: khi nhận được luồng vàng thì chủ thể nhập khẩu phải xuất trình hồ sơ giấy có các chứng từ như: tờ khai hải quan bản giấy, hóa đơn thương mại có đóng dấu hay các chứng từ khác như vận đơn hoặc C/O…
  • Luồng đỏ: đây là luồng phải kiểm tra hàng hóa trên thực tế sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao và gây tốn kém cho chủ thể nhập khẩu.

Nếu tiến hành kiểm tra hàng hóa trên thực tế thì chuyên viên tiến hành kiểm tra kho và lấy mẫu thực phẩm về để kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu thực phẩm đạt thì nộp bổ sung kết quả để Hải quan thông qua lô hàng

Xem thêm: Xin giấy chứng nhân VSATTP thực phẩm chức năng

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

  • Bản công bố sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã được hợp thức hóa lãnh sự;
  • Phiếu kiểm nghiệm;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công. Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt.

Cơ quan có thẩm quyền: Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

Trước khi nhập khẩu thực phẩm chức năng và các loại thực phẩm khác vào thị trường Việt Nam để kinh doanh, Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về thủ tục pháp lý. Nếu có thắc mắc trong quá trình tìm hiểu hãy liên hệ ngay với việt Luật để được hỗ trợ

2. Thủ tục công bố cấp phép thực phẩm chức năng nhập khẩu

Để thực hiện lưu hành thực phẩm trên thị trường chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố về việc hợp quy an toàn.
  • Giấy chứng nhận về việc kiểm nghiệm thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị chịu trách nhiệm công bố chất lượng sản phẩm hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao hợp lệ).
  • Giấy CFS – chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm.
  • Giấy GMP – chứng nhận thực hành tốt sản phẩm.
  • Nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng.
  • Phương án, kế hoạch để giám sát định kỳ thực phẩm chức năng.

Tài liệu chứng minh về công dụng của thực phẩm chức năng (tài liệu khoa học).

  • Sau khi chuẩn bị đầu đủ hồ sơ thì chủ thể nhập khẩu tiến hành gửi hồ sơ online qua website http://congbosanpham.vfa.gov.vn để tạo tài khoản công bố.
  • Sau khi được cấp tài khoản thì đăng nhập vào tài khoản để khai báo hồ sơ. Lưu ý các tài liệu đăng tải phải chuyển thành file PDF theo quy định của Cục An toàn thực phẩm.
  • Cục An toàn thực phẩm sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày và cấp giấy công bố cấp phép thực phẩm chức năng khi hồ sơ hợp lệ.
  • Khi đó thì chủ thể nhập khẩu sẽ được phép lưu hành tự do sản phẩm thực phẩm chức năng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình cấp phép thực phẩm chức năng nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đến luật sư tư vấn pháp luật để được hỗ trợ miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ