Thuế là gì? là 1 câu hỏi Việt Luật nhận được từ đông đảo quý khách hàng thắc mắc tới Việt Luật. Chính vì vậy hôm nay Việt Luật xin gửi tới quý khách hàng bài viết ” Thuế là gì? Khái niệm và vai trò của thuế” giúp cho quý khách hàng và bạn đọc có thể hiểu được.
Nội dung bài viết
Thuế là gì? Đặc điểm của thuế?
Thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp Luật của Việt Nam. Sự ra đời cảu thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước. Chính vì vậy gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng nhiệm vụ của mình.
Đặc điểm của thuế
Thuế là 1 khoản thu không bồi hoàn, không hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc. Để đảm bảo tập trung thu thuế trên phạm vi toàn xã hội. Những hành vi trốn thuế hay gian lận thuế là những hành vi phạm pháp và phải chịu các chế tài về dân sự hành chính hoặc hình sự.
Các pháp nhân, cá nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm cụ của nhà nước.
Các nguồn thuế khác thường có giới hạn, không bền vững, không lâu dài.
Ngoài khoản thu về thuế, ngân sách nhà nước còn những khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi nhà nước hoặc tổ chức cá nhân được nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng.
Phân loại thuế
Việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu chí nhất định.
Phân loại dựa theo đối tượng chịu thuế
Theo các phân loại này có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:
- Thuế thu nhập
- Thuế tiêu dùng
- Thuế tài sản
Thuế thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được. Thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần… Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế Tiêu dùng: Là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,…
Thuế tài sản: là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản gồm: Thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định, thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.
Phân loại dựa theo phương thức đánh thuế
Phân loại này thì hệ thống gồm 2 loại thuế là thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất….
Thuế gián thu: Là thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…
Phân loại theo mỗi quan hệ đối với khả năng nộp thuế
Với cách phân loại này có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại:
- Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế, bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản…
- Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loiaj thuế dựa trên khả năng và được thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế donah nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch,…
Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế
Với cách phân loại này hệ thống có thể được chia thành 2 loại:
- Thuế trung ương: Là các hình thức thuế do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
- Thuế địa phương: Là các hình thưc thuế do chính quyền địa phương ban hành.
Hệ thống quản lý nhà nước về thuế
Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về thuế
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các luật thuế trong cả nước
- Cơ quan thuế ở địa phương chịu sự lãnh đạo của bộ trưởng bộ tài chính và chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước có tư các pháp nhân
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nội địa
Tổng cục thuế: Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước cùng với tổng cực hải quan. Tổng cục thuế có nhiệm vụ tham mưu soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các luật thuế trong cả nước. Nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ thuế; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra quá trình chấp hành các luật thuế để việc thực hiện các luật thuế đạt kết quả cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế…
Cục thuế: Cục thuế là tổ chức trực thuộc tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy Cục Thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế. Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như: Phổ biến hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thi hành các luật về thuế; xây dựng chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng chi cục thuế trực thuộc. Hướng dẫn kiểm tra các chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn chức năng
Chi cục thuế: Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, được tổ chức tại tất cả cấp Huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế. Chi cục thuế có nhiệm vụ và quyền hạn như tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình biện pháp, nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng luật thuế phát sinh trên địa bàn cấp huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành luật thuế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu
Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Những loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Sau khi thành lập 1 doanh nghiệp sẽ có thể phát sinh các loại thuế sau đây.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế nhà thầu nước ngoài
- Thuế chuyển nhượng vốn
- Thuế nhập khẩu
- Thuế thu nhập cá nhân
Ngoài các loại thuế trên còn các loại thuế khác có thể liên quan bao gồm:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tài nguyên
- Thuế áp dụng đối với bất động sản
- Thuế xuất khẩu
- Thuế bảo vệ môi trường
Trên đây là toàn bộ nội dung có liên quan và giải đáp về Thuế là gì? Khái niệm, vai trò cũng như các loại thuế hiện nay. Để được tư vấn thông tin cụ thể hơn khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể.
CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT
- Địa chỉ: Số 8 – Ngõ 22 — Đỗ Quang — Trung Hòa — Cầu Giấy — Hà Nội
- Hotline: 0965 999 345 — 0985 989 256
- Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
- Website: https://tuvanvietluat.com/
- Fanpage: Việt Luật