Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT?

Hiện nay trong việc tính toán thuế của nhà nước mọi người thường xuyên nhắc tới 1 loại thuế đó là thuế giá trị gia tăng? Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Những đối tượng nào sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng? Cách tính toán thuế giá trị gia tăng? Việt Luật xin mời khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về loại thuế này.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ vào điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định như sau

Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là loại thuế chỉ được áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được tính.

Thuế GTGT là khoản thuế gián thu được tính vào giá bán của sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. Người mua hàng sẽ là đối tFượng phải thanh toán khoản thuế này và thuế sẽ được cộng trực tiếp vào giá bán của hàng hóa, sản phẩm dịch vụ khi bán tới tay người tiêu dùng. Đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ có trách nhiệm thu khoản thuế này và nộp lại cho cơ quan nhà nước vào mỗi kỳ báo cáo.

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (VAT)?

– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành có thể kể đến là: các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa các mặt hàng nằm trong nhóm các hàng hóa phải chịu thuế.

Ngoài ra hàng hóa nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu cho cơ quan hải quan cùng với thuế nhập khảu. Dịch vụ nhập khẩu chịu thuế GTGT theo cơ chế thuế nhà thầu nước ngoài.

– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đề thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ vào Điều 3 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/12/2013 có quy định như sau người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Các trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Các trường hợp doanh nghiệp không phải kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra trong khi thuế GTGT đầu vào có liên quan vẫn được khấu trừ bao gồm:

  • Các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ.
  • Tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản khu tài chính khác
  • Tổ chức các nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và dịch vụ được thực hiện tại nước ngoài, bao gồm: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại ra nước ngoài, đào tạo một số dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế.
  • Bán tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải người nộp thuế GTGT
  • Chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa
  • Doanh nghiệp bán sản phẩm nông nghiệp cho doanh nghiệp ở khâu thương mại chưa được chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua khâu sơ chế thông thường;
  • Một số hình thưc góp vốn bằng tài sản
  • Tài sản cố định được điều chuyển giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các thành viên cùng công ty mẹ
  • Thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm
  • Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh
  • Doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại ký bán hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT
  • Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trừng hợ nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại.
  • Tổ chức doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước

 

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Cách tính thuế giá trị gia tăng tùy thuộc vào phương pháp tính thuế. Có 2 phương pháp tình thuế GTGT bao gồm: Phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần GTGT

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh, doanh thu tại Việt Nam.

Cách tính thuế

Số thuế giá trị gia tăng cần nộp = Doanh thu x Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu được tính như sau:

Phân phối và cung cấp hàng hóa là 1%

Dịch vụ xây dựng bao thầu nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%

Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%

Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Xem thêm: Hoàn thuế giá trị gia tăng

Phương pháp Khấu trừ thuế

Phương pháp này sẽ áp dụng trực tiếp cho đối tượng chính là các doanh nghiệp: Phương pháp này sẽ không áp dụng cho cá nhân, hộ kinh doanh

Cách tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ thuế:

Số thuế GTGT phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.

Trên đây Việt Luật đã mang tới cho khách hàng thông tin liên quan tới thuế VAT và cách tính thuế VAT cụ thể. Để được tư vấn cụ thể hơn khách hàng có thể liên hệ với Việt Luật để được tư vấn cụ thể.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ