Bảo hiểm xã hội là gì? Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội

Hiện nay, khi tham gia vào quan hệ lao động thì vấn đề cần quan tâm đó chính là bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong quá trình hoạt động của mình, người sử dụng lao động phải tăng, giảm BHXH nếu có sự thay đổi về số lượng người lao động làm việc cho mình. Vậy thủ tục thông báo về việc tăng, giảm BHXH với cơ quan BHXH được tiến hành như thế nào?

thu-tuc-bao-tang-bao-giam-bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Dưới góc độ kinh tế thì BHXH  được coi là quá trình tổ chức, sử dụng quỹ tài chính với hình thức tập trung và được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động(sau đây viết là: NSDLD) khi tham gia quan hệ lao động nhất định dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm nhất định.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành năm 2014 thì bảo hiểm xã hội chính là sự đảm bảo bủ đắp một phần thu nhập của người lao động ( sau đây viết là: NLĐ) khi họ mất hay giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, do hết tuổi thực hiện lao động hoặc do chết, trên cơ sở các bên đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đặc điểm của BHXH được thể hiện thông qua các yếu tố sau:

– Chủ thể đóng góp vào quỹ BHXH: là NLĐ và NSDLĐ.

– Sự điều tiết của Nhà nước thông qua việc Nhà nước quy định về mức đóng, về mức hưởng và chế độ hưởng mà các bên có liên quan không được thỏa thuận về các vấn đề này.

– Đối tượng bảo vệ: đó chính là thu nhập của NLĐ.

– Các sự kiện phát sinh bảo hiểm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi tham gia lao động hoặc bị chết.

* Hiện nay thì BHXH có 02 loại đó là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Trong quan hệ lao động nhất định thì khi có sự thay đổi về thông tin NLĐ đóng BHXH thì NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH biết và phải tiến hành thủ tục điều chỉnh tăng, giảm BHXH với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu chậm thực hiện thủ tục này thì NSDLĐ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục báo tăng, giảm BHXH cập nhật mới

2.1. Hồ sơ báo tăng, giảm bảo hiểm xã hội

Khi có thêm NLĐ vào làm việc trong công ty thì công ty cần chuẩn bị hồ sơ để báo tăng BHXH với cơ quan BHXH biết về việc công ty tăng NLĐ, hay nói cách khác là tăng đối tượng tham gia BHXH. Hồ sơ báo tăng BHXH bao gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng lao động giữa NSDLĐ và NLĐ. Hợp đồng này phải đảm bảo có các nội dung theo quy định của pháp luật, các thỏa thuận trong hợp đồng không được trái đạo đức, trái pháp luật và phải có chữ ký của các bên cũng như phải có dấu của NSDLĐ trong trường hợp NSDLĐ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Bảng tiền lương cho NLĐ trong trường hợp mức lương thỏa thuận trong hợp đồng tăng hoặc giảm so với mức lương hiện tại.

– Những thông tin cơ bản của NLĐ mới trong công ty.

– Phiếu giao nhận hồ sơ được điền theo mẫu do cơ quan BHXH ban hành.

Thông tin đó được điền theo mẫu do cơ quan BHXH ban hành.

Trường hợp mà có NLĐ nghỉ việc thì NSDLĐ có nghĩa vụ phải chốt sổ BHXH cho NLĐ cũng như phải trả sổ BHXH cho họ. Do đó mà NSDLĐ phải tiến hành báo giảm đối tượng tham gia BHXH theo quy định với cơ quan BHXH. Hồ sơ báo giảm BHXH bao gồm:

– Hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ có chữ ký của các bên và có đóng dấu của NSDLĐ.

– Quyết định cho NLĐ thôi việc của NSDLĐ, quyết định này phải có chữ ký của cá nhân có thẩm quyền và phải đóng dấu của NSDLĐ.

– Các thông tin cơ bản của NLĐ nghỉ việc.

– Phiếu giao nhận hồ sơ được điền theo mẫu do cơ quan BHXH ban hành.

2.2. Trình tự tăng, giảm BHXH

– NSDLĐ có thể nộp hồ sơ tăng, giảm BHXH trực tiếp đến địa chỉ của cơ quan BHXH cấp huyện hoặc có thể online qua mạng điện tử.

– Hiện nay thì hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện không còn được áp dụng rộng rãi, thay vào đó là nộp qua mạng điện tử.

– Khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì cần lưu ý phải có phần mềm kê khai BHXH để có thể tạo được file hồ sơ, có tài khoản giao dịch BHXH.

– Thời hạn để giải quyết tăng, giảm BHXH là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của NSDLĐ.

– Kết quả của thủ tục báo tăng BHXH đó là NLĐ sẽ nhận được sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế. Nếu trước đây NLĐ có sổ BHXH thì chỉ nhận được thẻ bảo hiểm y tế.

– Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm BHXH thì NSDLĐ làm hồ sơ chốt sổ BHXH và nộp cho cơ quan BHXH kèm sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế của NLĐ.

>> Xem thêm:  Đăng ký bảo hiểm xã hội

Khi có thay đổi về BHXH thì NSDLĐ cần phải tiến hành thủ tục báo tăng, giảm BHXH với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là thủ tục bắt buộc với NSDLĐ vì nếu không tiến hành thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay với chúng tôi qua để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ