Những quy định liên quan đến hợp đồng, điều kiện kinh doanh dầu khí tại Việt Nam được quy định cụ thể như thế nào? Các hợp động chuyển nhượng hợp dầu khí thể hiện ra sao? Những nội dung đó sẽ được các chuyên viên tư vấn Việt Luật hướng dẫn cụ thể như sau:
Nội dung bài viết
I. Điều kiện chung đối với hoạt động kinh doanh dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn cho các công trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Chính phủ Việt Nam
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm môi trường và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.
3. Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp đồng dầu khí phải thông qua đấu thầu theo quy định riêng về đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật
– Điều 6, 7 – Luật Dầu khí năm 1993
– Khoản 12 Điều 1 Luật Dầu khí năm 2008
II. Thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí
Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. điều kiện kinh doanh dầu khí
Văn bản quy phạm pháp luật
– Khoản 7 Điều 1 Luật Dầu khí năm 2008
III. Hợp đồng dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp đồng dầu khí phải thông qua đấu thầu theo quy định riêng về đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam ban hành
Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định thầu để chọn đối tác ký kết hợp đồng dầu khí
2. Thời hạn:
2.1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm
Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm
2.2. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm
Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
2.3. Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, thích hợp, Nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá năm năm và trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm hai năm tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
2.4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thoả thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên nhân bất khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời hạn tạm dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng không quá ba năm.
2.5. Thời hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
2.6. Hợp đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thoả thuận.
2.7. Chính phủ quy định điều kiện tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt; điều kiện và thủ tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí. Điều kiện kinh doanh dầu khí
Văn bản quy phạm pháp luật
– Khoản 4 Điều 1 Luật Dầu khí năm 2000
– Khoản 9 Điều 1 Luật Dầu khí năm 2008
IV. Chuyển nhượng hợp đồng dầu khí
1. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí của các bên tham gia hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.1 Bên nhận chuyển nhượng cam kết thực hiện các nội dung của hợp đồng dầu khí đã được bên chuyển nhượng ký kết
1.2 Bảo đảm các điều kiện về chuyển nhượng vốn, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã được điều chỉnh
2. Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quyền ưu tiên mua lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng dầu khí được chuyển nhượng
3. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí
Văn bản quy phạm pháp luật
– Khoản 11 Điều 1 Luật Dầu khí năm 2008
>> Xem thêm: Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có quyền gì
Nếu bạn đang cần tìm hiểu về các nội dung và quy định pháp lý liên quan đến điều kiện hoạt động kinh doanh dầu khí tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có tư vấn tốt nhất.
Hotline: 0965 999 345