Điều kiện kinh doanh DV đánh giá các trang thiết bị khai thác trên biển

Những hướng dẫn liên quan đến điều kiện quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với TB áp lực, TB nâng đặc thù CN CN, hóa chất, VLNCN, trang TB khai thác mỏ, dầu khí, trừ các TB, phương tiện thăm dò, khai thác các trang thiết bị trên biển tại Việt Nam cụ thể như sau:

I. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá các trang thiết bị khai thác trên biển

Các trang thiết bị đánh giá bao gồm sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển

Điều kiện:

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định

1.1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố danh sách để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.

1.2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.2.1 Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;

1.2.2 Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;

1.2.3 Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định

Tổ chức thử nghiệm được chỉ định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

2.1. Được cấp chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.

2.2. Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

2.3. Trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, có ít nhất 02 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên.

2.4. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2.5. Tổ chức thử nghiệm có chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp, được ưu tiên xem xét, chỉ định.

3. Điều kiện đối với tổ chức giám định được chỉ định

Tổ chức giám định được chỉ định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

3.1. Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định theo quy định tại Luật Thương mại và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký dấu của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

3.2. Có năng lực giám định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998.

3.3. Trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, có ít nhất 02 giám định viên có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động giám định sản phẩm, hàng hóa tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên.

3.4. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3.5. Tổ chức giám định có chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp, được ưu tiên xem xét, chỉ định.

4. Điều kiện đối với tổ chức kiểm định được chỉ định

 Tổ chức kiểm định được chỉ định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

4.1. Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định tại Bộ Công Thương. Đối với tổ chức kiểm định các thiết bị áp lực, thiết bị nâng nằm trong danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 35/2009/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2009 quy định điều kiện hoạt động với tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn.

4.2. Có phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.

4.3. Trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, có ít nhất 02 kiểm định viên có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động kiểm định sản phẩm, hàng hóa tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên.

4.4. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4.5. Tổ chức kiểm định có chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp, được ưu tiên xem xét, chỉ định.

5. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định

 Tổ chức chứng nhận được chỉ định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

5.1. Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

5.2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

5.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;

5.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý;

5.2.3 Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002.

5.3. Có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức, có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên.

5.4. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Văn bản quy phạm pháp luật :

– Khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 25 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (Xem chi tiết )

– Mục II Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN (sửa đổi Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN)

– Điều 11, 12, 13, 14 , khoản 3 Điều 15 Thông tư số 48/2011/TT-BCT

– Điều 5, Điều 7 Thông tư 07/2012/TT-BCT

Điều 3 Thông tư 32/2009/TT-BCT

Điều 16 Thông tư 29/2014/TT-BCT

II. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Tư vấn, kiểm toán năng lượng các trang thiết bị

Điều kiện:

Tổ chức tư vấn kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

3. Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

Văn bản quy phạm pháp luật:

– Điều 34 Luật sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả

III. Điều kiện hoạt động đào tạo quản lý năng lượng, Kiểm toán viên năng lượng

Cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Về cơ sở vật chất

1.1 Có phòng học với diện tích, điều kiện về chiếu sáng, thông gió phù hợp với

tiêu chuẩn Việt Nam; có phương tiện giảng dạy tối thiểu gồm máy tính, máy chiếu,

màn hình, bảng viết và các thiết bị cần thiết khác;

1.2 Có cơ sở thực hành về hệ thống nhiệt, hệ thống bơm, hệ thống quạt, khí nén

và hệ thống chiếu sáng;

1.3 Có đầy đủ trang thiết bị kiểm toán năng lượng.

2. Về đội ngũ giảng viên

2.1 Phải có đủ số lượng giảng viên đáp ứng quy mô đào tạo, trong đó có ít nhất 2

giảng viên thuộc biên chế cố định của cơ sở đào tạo;

2.2 Giảng viên phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật

liên quan đến năng lượng, kiểm toán năng lượng, đáp ứng yêu cầu của chương

trình đào tạo.

3. Có bộ máy quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để

tổ chức đào tạo.

>> Xem thêm:  Điều kiện kinh doanh hoạt động thương mại điện tử

Văn bản quy phạm pháp luật

– Điều 4 Thông tư 39/2011/TT BCT ngày 28 tháng 10 năm 2011 Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng

– Thông tư số 25/2013/TT-BCT

Những vướng mắc thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ trực tiếp các chuyên viên tư vấn Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây Việt Luật đã tư vấn đầy đủ thông tin về kinh doanh các trang thiết bị. Mọi thông tin giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline tư vấn miễn phí: 0965 999 345

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ