Để được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu gạo cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều kiện như thế nào về thủ tục và điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất khẩu gạo.
Nội dung bài viết
I. Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất khẩu gạo
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1.1. Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
1.2. Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1.3. Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1.4. Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
2. Thương nhân chỉ được giao hàng sau khi hợp đồng xuất khẩu gạo được đăng ký với Hiệp hội lương thực Việt Nam và được Hiệp hội xác nhận; khi làm thủ tục xuất khẩu gạo phải xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan.
Tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo: Thương nhân có Giấy chứng nhận được đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Hợp đồng xuất khẩu có giá xuất khẩu không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu được công bố theo quy định tại Điều 19 Nghị định 109/2010/NĐ-CP
b) Có sẵn lượng gạo ít nhất bằng 50% (năm mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2010/NĐ-CP
c) Phù hợp với quy định về hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung do Bộ Công thương ban hành theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP
3. Chỉ định thương nhân đầu mối ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung
Sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan, Bộ Công Thương chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
a) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung
b) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất
c) Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.”
Lưu ý: Khi thương nhân được ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung được trực tiếp xuất khẩu 20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng.
4. Thực hiện ủy thác xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (80% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung)
Thương nhân thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 (sáu) tháng trước đó của thương nhân.
b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung đã được giao.
c) Lượng thóc, gạo hiện có sẵn của thương nhân.
d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp
II. Văn bản quy phạm pháp luật
-
Điều 4, 16, 17, 18 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP (Xem chi tiết )
-
Điều 3, 8,12 Thông tư số 44/2010/TT-BCT (Xem chi tiết )
Như vậy điều kiện để được phép xuất khẩu gạo thì cần có yếu tố quan trong nhất đó là doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp mới có tư cách kinh doanh xuất khẩu gạo theo nghành nghề có điều kiện tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện xin cấp phép nếu có những vướng mắc về thủ tục pháp lý có thể liên hệ trực tiếp chuyên viên tư vấn Việt Luật để được hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng như sau đó quá trình xin cấp phép xuất khẩu gạo tại Việt Nam.
Hotline: 0965 999 345
Tư vấn hồ sơ thủ tục Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất khẩu gạo. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể 0985989256
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com