Kế toán tiền lương là một vị trí quan trọng của bộ phận kế toán cho một doanh nghiệp, công ty. Tiền lương sẽ đem thu nhập cho người lao động nên cần phải tính toán kĩ lưỡng và chính xác. Ngoài ra đó là một khoản chi phí khá lớn trích ra của công ty nên vấn đề này kế toán tiền lương cần làm việc chắc chắn, rõ ràng và đúng theo quy định của công ty cũng như pháp luật, họ cần phải hoạch toán chính xác chi phí tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra còn là căn cứ để xác định định giá thành sản phẩm và các khoản nghĩa vụ phải nội cho ngân sách nhà nước và cho các cơ quan phúc lợi xã hội.
Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề xoay quanh kế toán tiền lương như: kế toán tiền lương là gì? Công việc của kế toán tiền lương như thế nào? Kế toán tiền lương cần những lưu ý gì?.. và rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra và công ty Việt Luật chúng tôi xin được giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng.
Nội dung bài viết
Kế toán tiền lương là gì?
Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc , là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc thoe chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong trường hợp lao động.
- Tiền lương chính : là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại doanh nghiệp như: Tiền lương thoe thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp khác.
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc nhưng vẫn được hưởng chế độ lương như: tiền lương nghỉ lễ, tết, nghỉ phép….
- Kế toán tiền lương là vị trí của nhân viên phụ trách việc hoạch toán tiền lương dựa trên các dữ liệu như: Bảng theo dõi công tác, bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán… để lập bảng tính lương, thanh toán lương và chế độ bảo hiểm cho người lao động.
Các công việc mà kế toán tiền lương cần làm
Công việc chính mà kế toán cần làm
- Theo dõi , chấm công hàng ngày của công nhân viên.
- Tính lương và các khoản trích lương cho cán bộ, công nhân viên.
- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công việc cụ thể kế kt lương cần làm:
- Nắm rõ, ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động.
- Tính toán chính xác, đúng đắn , nhanh chóng về các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp cho lao động.
- Lập bảng lương và nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Tính toán các trường hợp , các khoản được trích BHXH,BHYT,và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của KT. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ + BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Hoạch toán số lượng lao động.
- Hoạch toán thời gian lao động.
- Hoạch toán kết quả lao động.
- Quản lý việc tạm ứng tiền lương.
- Quản lý kỳ lương chính. Xem thêm: Dịch vụ kế toán xây dựng
Những lưu ý khi làm KT tiền lương
Để làm được vị trí của nhân viên kế toán tiền lương, bạn phải là người thật am hiểu các chính sách về nhân sự và tiền lương. Đây cũng là công việc đòi hỏi độ chính xác, không được phép sai sót vì vậy người làm công việc này cần phải thật cẩn thận, tránh để xảy ra thất thoát thu nhập cho người lao động.
Để làm được kế toán tiền lương thì trước hết bạn cần tìm hiểu về các vấn đề như:
- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương.
- Hợp đồng lao động
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký nộp BHXH, BHYT,KPCĐ.
- Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
- Bảng chấm công, bảng lương hàng tháng, và các thủ tục , chứng từ liên quan đến vấn đề nghỉ khám bệnh, nghỉ thai sản do BHXH chi trả, nghỉ mất sức, trợ cấp nghỉ việc…
Kế toán tiền lương cần có những kiến thức cơ bản sau
- Biết cách tính và khai báo các loại phụ cấp , các khaonr thu nhập, khấu trừ khác.
- Biết cách khia báo nhiều biểu thuế TNCH khác nhau cùng với ngày hiệu lực cảu biểu thuế.Hiểu các thông số có ảnh hưởng đến toán bộ nghiệp vụ nhân sự và tiền + lương của doanh nghiệp như số giờ làm việc trong các ngày trong tuần, cách tính lương khi có thay đổi trong kỳ…
- Nắm vững các thông tin về lương của nhân viên như các loại lương, lương cơ bản, ngày hiệu lực, các thông tin về phụ cấp , các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập…
Các chứng từ sử dụng khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
- Hợp đồng lao động.
- Bảng thanh toán lương và BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ
- Lập đề nghị thanh toán lương.
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Các quyết định thôi việc , chấm dứt hợp đồng.
- Các hồ sơ , giấy tờ khác liên quan.
Trên đây là các vấn đề về kế toán tiền lương mà chúng tôi – công ty Việt Luật xin giải đáp cho khách hàng. Mọi vấn đề thắc mắc các bạn có thể liên hệ tới dịch vụ kế toán trọn gói tại Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.