Trong bài viết này Việt Luật hướng dẫn thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó thực hiện thủ tục giải thể. Thủ tục chốt bảo hiểm xã hội khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?
Nội dung bài viết
Các nội dung quan trọng cần biết trước khi chốt bảo hiểm xã hội
Thứ nhất: Việc chốt sổ BHXH cho lao động là gì?
Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016 thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động.
Thứ hai: Ai là người có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Khoản 3 Điều 47 Luật Lao động số 10/2012/QH13 khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động
>>> Tìm hiểu thêm : Thủ tục tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội khi tạm ngừng kinh doanh
1. Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động
Bước 1: Để chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp cần thì bạn cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó.
Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
- Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hơp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
- Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý
2. Nội dung Việt Luật thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi giải thể như sau:
- Công văn chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc công văn chấm dứt hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp cung cấp).
- Đăng ký kinh doanh công chứng (doanh nghiệp cung cấp).
- Kết quả đóng bảo hiểm đến thời điểm hiện tại (doanh nghiệp cung cấp).
- Giấy nộp tiền đến thời điểm hiện tại (doanh nghiệp cung cấp).
- Mẫu D02-TS báo giảm lao động (Việt luật soạn thảo)
- Mẫu TK1 – TS theo quyết định số 595/QĐ-BHXH (Việt luật soạn thảo)
- Sổ bảo hiểm của người lao động (doanh nghiệp cung cấp).
Lưu ý : Theo công văn 3881/BHXH-ST , quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 khi đơn vị báo giảm lao động chậm so với thời hạn quy định thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu thêm 01 tháng bảo hiểm y tế và người lao động sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến hết thời hạn của tháng đó.
Sau khi đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ như trên doanh nghiệp nộp tại một cửa của cơ quan bảo hiểm nơi quản lý đơn vị sau khoảng 15 ngày sẽ nhận được kết quả của cơ quan bảo hiểm về thủ tục chốt mã bảo hiểm của đơn vị.
Thời gian và chi phí thực hiện dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội khi giải thể
- Về thời gian: 15 ngày làm việc kể từ ngày có hồ sơ hợp lệ.
- Giá dịch vụ: 4.000.000 đồng
Những tư vấn hướng dẫn và dịch vụ hỗ trợ chốt sổ bảo hiểm xã hội của Việt Luật trên đấy tới quý khách nếu còn có vướng mắc cần giải đáp và hỗ trợ để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 0965 999 345.
Tham khảo : Thủ tục đăng ký bảo hiểm cho người lao động lần đầu doanh nghiệp