Công việc cần làm sau khi thành lập công ty

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sau khi thành lập xong không thể hiểu biết hết được những công việc sau khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì. Chính vì vậy để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những việc cần làm sau khi thành lập công ty chúng tôi xin mời quý doanh nghiệp theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm bắt thông tin cụ thể.

cong-viec-can-lam-sau-khi-thanh-lap-cong-ty

Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty tức là thời điểm doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu công ty. Quý doanh nghiệp nên làm theo từng bước cụ thể dưới đây để đảm bảo doanh nghiệp của mình hoạt động đúng quy định không bị xử phạt.

1. Treo biển công ty

Việc treo biển công ty là công việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải lưu ý. Theo quy định trong Luật doanh nghiệp khi hoạt động phải treo biển công ty tại Trụ sở doanh nghiệp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Việc doanh nghiệp không treo biển công ty có thể bị phạt tiền tới 50.000.000 VNĐ (năm mươi triệu đồng). Ngoài việc bị phạt hành chính doanh nghiệp còn có thể bị cơ quan thuế đóng cửa mã số thuế với lý do “doanh nghệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”. Vì vậy doanh nghiệp cần phải làm biển công ty sớm nhất và treo biển công ty tránh vi phạm quy định của pháp luật.

Hiện nay để tạo sự thuận lợi cho khách hàng 1 số đơn vị đã cung cấp dịch vụ thành lập công ty kèm theo tặng biển công ty. Hiện nay Việt Luật cung cấp rất nhiều mẫu mã khách hàng có thể liên hệ Việt Luật hoặc tham khảo bài viết biển công ty để nắm rõ thông tin chi tiết.

Tham khảo ngay dịch vụ: Biển công ty

2. Mở tài khoản ngân hàng công ty

Mỗi doanh nghiệp hoạt động cần phải có tài khoản ngân hàng công ty. Theo quy định sau khi thành lập doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng công ty và tiến hành thông báo cho cơ quan thuế bằng công văn.

Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp thông báo tài khoản ngân hàng là 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để mở tài khoản ngân hàng công ty bắt buộc người đại diện pháp luật và kế toán trưởng cần mang theo con dấu đến ngân hàng nơi doanh nghiệp định mở tài khoản ngân hàng công ty.

Lưu ý: 1 tài khoản ngân hàng chỉ có thể được sử dụng cho 1 công ty. Nhưng 1 công ty có thể có nhiều tài khoản ngân hàng. Sau khi đăng ký được tài khoản ngân hàng doanh nghiệp chỉ cần soạn thảo văn bản và nộp lê chi cục thuế trực thuộc quản lý của doanh nghệp trong thời gian 10 ngày.

3. Mua chữ ký số (token)

Chữ ký số là thiết bị phổ biến hiện nay được nhà nước yêu cầu mỗi doanh nghiệp sử dụng dùng để hỗ trợ việc doanh nghiệp nộp báo cáo và thuế điện tử, kê khai thuế quan, hải quan,… Mua chữ ký số cũng là 1 trong số những việc cần làm sau khi thành lập công ty.

Tại sao doanh nghiệp phải mua chữ ký số?

Sau khi doanh nghiệp được thành lập bắt buộc phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài điện tử. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải mua chữ ký số càng sớm càng tốt để tránh nộp chậm tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài. Trường hợp doanh nghiệp nộp chậm thuế môn bài sẽ bị xử phạt tùy mức tối đa có thể lên tới 25 triệu.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.

  • Chữ ký số Viettel: Viettel-CA
  • Chữ ký số FPT: FPT-CA
  • Chữ ký số New-CA
  • Chữ ký số Newtel-CA
  • Chữ ký số VNPT…
  • Chữ ký số BKAV
  • Chữ ký số Thái Sơn
  • Chữ ký số misa

Và còn rất nhiều hãng cung cấp chữ ký số khác nhưng theo kinh nghiệm lâu năm của chúng tôi. Quý doanh nghiệp nên sử dụng chữ ký số của Newtel-CA là loại chữ ký số tốt nhất được đông đảo các doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Bởi ưu điểm như giá cả tốt, tính năng ổn định và quan trọng nhất là có độ ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên, bộ phận chăm sóc khách hàng tốt nhất. Tại sao đây lại là yếu tố lựa chọn chữ ký số? Bởi vì chữ ký số là 1 thiết bị điện tử trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều vướng mắc chính vì vậy đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ giúp quý doanh nghiệp sửa lỗi kịp thời đảm bảo công việc của doanh nghiệp được hoạt động tốt nhất.

Việc quy trình đăng ký cũng vô cùng đơn giản khách hàng chỉ cần ký hợp đồng sau đó đại lý họ sẽ cấp chữ ký số và hướng dẫn quý khách hàng sử dụng 1 cách đơn giản và thuận tiện.

Xem thêm bài viết: Chữ ký số

4. Nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài và nộp lệ phí thuế môn bài

Việc nộp thuế môn bài và tờ khai lệ phí thuế môn bài như ở trên chúng tôi đã nhắc. Đây cũng là công việc quan trọng cần làm sau khi thành lập công ty. Việc nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài là bắt buộc. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải chú ý. Thời hạn cuối cùng doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( áp dụng với doanh nghiệp mới thành lập).

Đối với doanh nghiệp mới thành lập áp dụng nghị định 22/2020-NĐCP về lệ phí thuế môn bài thì năm đầu tiên doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài sau khi thành lập. Việc doanh nghiệp không phải nộp thuế nhưng vẫn phải nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chú ý thực hiện cho đúng quy định.

Từ năm thứ 2 trở đi doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế môn bài dựa theo mức vốn điều lệ tại thời điểm đó của doanh nghiệp.

Thuế môn bài sẽ áp dụng dựa vào mức vốn điều lệ của công ty. 

  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp trên 10 tỷ sẽ phải đóng 3 triệu 1 năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng 2 triệu 1 năm
  • Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, VPDD công ty sẽ phải đóng 1 triệu 1 năm

Lưu ý sau khi thành lập công ty, nếu doanh nghiệp có phát sinh việc thay đổi vốn điều lệ công ty và làm thay đổi bậc thuế thì năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải nộp lại tờ khai thuế môn bài theo bậc thuế hiện hành.

Ví dụ doanh nghiệp làm tăng vốn từ 10 tỷ trở xuống lên trên 10 tỷ hoặc doanh nghiệp làm hồ sơ giảm vốn điều lệ từ trên 10 tỷ xuống 10 tỷ trở xuống thì năm tiếp theo đều phải kê khai lại tờ khai lệ phí thuế môn bài

Xem ngay: Thuế môn bài là gì? thời hạn nộp thuế môn bài

5. Góp vốn vào công ty

Việc góp vốn vào doanh nghiệp là việc các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập nên quan tâm. Đây là việc quan trọng bởi doanh nghiệp muốn hoạt động được phải có vốn để kinh doanh, để tuyển nhân lực, mua hàng hóa…Về quy định của pháp luật thì các thành viên phải góp vốn kể từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận giấy đăng ký doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày. Chính vì vậy doanh nghiệp phải lưu ý thời gian để góp vốn vào đúng theo quy định của nhà nước.

6. Đăng ký giấy phép con

Đối với 1 số các doanh nghiệp có kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải có giấy phép con. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt động phải tiến hành các thủ tục xin phép giấy phép con mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh riêng thì doanh nghiệp sẽ xin giấy phép con của từng cơ quan chức năng và hồ sơ cụ thể theo từng cơ quan. Do thủ tục hồ sơ đăng ký giấy phép con vô cùng phức tạp, căn cứ theo từng ngành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp nên gọi điện tới Hotline của Việt Luật để được tư vấn thông tin cụ thể.

7. Tuyển nhân sự, kế toán

Sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải tuyển bộ phận kế toán. Bởi sau khi hoạt động doanh nghiệp sẽ phải làm hồ sơ sổ sách quản lý hàng hóa dịch vụ đầu ra đầu vào từng ngày, từng tháng và từng quý. Chính vì vậy bộ phận kế toán là 1 trong số các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Việc có bộ phận kế toán hoạt động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc doanh nghiệp bị xử phạt….vv Chình vì vậy tuyển kế toán cũng được chúng tôi liệt vào các công việc cần làm sau khi thành lập công ty mới. Hoặc để có thể đảm bảo được các tờ khai thuế của doanh nghiệp được nộp chính xác thì quý khách có thể tham khảo tới dịch vụ kế toán của chúng tôi tại đường dẫn phía dưới.

Xem thêm: https://tuvanvietluat.com/dich-vu-ke-toan-tron-goi/

8. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT)

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp khi hoạt động cần phải tiến hành xuất hóa đơn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn là hành vi trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải chú ý.  Để có thể sử dụng hóa đơn doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục phát hành hóa đơn điện tử. Các thủ tục tục này doanh nghiệp cần tiến hành và nộp lên cơ quan thuế để được xác nhận sử dụng hóa đơn. Sau khi có hóa đơn và được phép sử dụng doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xuất hóa đơn theo quy định.

Xem ngay bài viết: Dịch vụ phát hành hóa đơn điện tử

9. Đăng ký tham gia bảo hiểm

Việc doanh nghiệp có hoạt động và có nhân viên làm việc tại doanh nghiệp trên 3 tháng thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên. Chính vì vậy để đóng bảo hiểm doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm của doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã đăng ký doanh nghiệp cần tiến hành khai báo đóng bảo hiểm cho nhân viên theo quy định. Để đăng ký bảo hiểm doanh nghiệp cần phải có phần mềm quản lý bảo hiểm về vấn đề này doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.

Trên đây là các công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp. Khách hàng cần giải quyết về dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Việt Luật để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ