Để bảo đảm cho cổ đông của công ty cổ phần có được những quyền hành nhất định. Đặc biệt những người ít vốn nhưng có ý tưởng kinh doanh, có trí tuệ, khả năng điều hành và quản lý hoạt động của công ty. Vậy nên, Luật doanh nghiệp đã quy định cho công ty Cổ phần có cổ phần ưu đã biểu quyết. Vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì và có đặc điểm như thế nào, bài viết dưới đây của Việt Luật sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những quy định pháp lý của cổ phần ưu đãi biểu quyết
Nội dung bài viết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong những loại cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phẩn ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết là do Điều lệ công ty quy định”.
2. Đặc điểm của cổ phần ưu đãi biếu quyết
a, Đối tượng sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Do mang tính chất đặc thù liên quan đến việc tổ chức, cổ phần ưu đãi biểu quyết đem lại cho cổ đông lợi thế nhất định trong việc biểu quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đồng vậy nên, không phải đối tượng nào cũng có thể sở hữu loại cổ phần này.
Khoản 3 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông“.
- Như vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ của công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
- Do đó, đối với cổ đông đang nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể hiểu những người này có quyền lớn hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
- Việc cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 3 năm cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông. Điều này cho thấy quyền lực không nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định.
b, Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp : “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng vì do mang tính chất đặc thù liên quan đến tổ chức, quyết định của công ty có nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho nên dù họ có quyền biểu quyết lớn nhất nhưng cũng không được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà không thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty vì nếu họ tự do chuyển nhượng thì sẽ rủi ro khi một cá nhân nào đó vì quyền lợi riêng của họ, bán cổ phần cho đối thủ, để đối thủ dễ dàng kiểm soát và dẫn đến thất bại của công ty.
- Pháp luật quy định như vậy vì để tránh không để cho một cá nhân trong nội bộ của công ty đang làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tập thể.
Trên đây, là những tư vấn của Việt Luật về cổ phần ưu đã biết quyết, hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn còn bất kì những thắc mắc gì chưa được giải đáp Hãy liên hệ với Việt Luật để được tư vấn thủ tục cụ thể 0968 29 33 66