Điều kiện để thành lập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là gì? Cần có những hồ sơ gì? quy trình các bước ra sao. Nội dung này sẽ được Việt Luật hướng dẫn cách cụ thể như sau:
Tư vấn hướng dẫn điều kiện thành lập hoạt động ngân hàng TMCP
Điều kiện thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần
1. Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần
1.1. Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng
1.2. Cổ đông sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cổ đông sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định
1.3. Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:
1.3.1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên độc lập của Hội đồng quản trị hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán hoặc kế toán.
Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại mục 1.3.1 nêu trên và các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Không phải là người đang làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc đã làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó trong 03 năm liền kề trước đó
– Không phải là người hưởng lương, thù lao thường xuyên của tổ chức tín dụng ngoài những khoản phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định
– Không phải là người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ, chồng của những người này là cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng;
– Không trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng; không cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng;
– Không phải là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó.
Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
– Có đạo đức nghề nghiệp;
– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán; nhiệm
– Không phải là người có liên quan của người quản lý tổ chức tín dụng
– Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm
Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
– Có đạo đức nghề nghiệp;
– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật
– Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm
Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán;
– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm
-
Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
-
Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
-
Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Có Điều lệ phù hợp với quy định
Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Điều kiện đối với cổ đông sáng lập
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp
Cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản
Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác
Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức;
Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;
Ngoài các điều kiện quy định tại mục 1.6.1, 1.6.2, 1.6.3, 1.6.5 nêu trên, cổ đông sáng lập là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
-
Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp
-
Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần; không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn
-
Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật
-
Được thành lập theo pháp luật Việt Nam
-
Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay, của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn
-
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
-
Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
-
Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
-
Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
-
Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật
-
Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật
-
Có tổng tài sản tối thiểu là 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép
-
Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép
-
Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng
-
Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và đáp ứng đầy đủ điều kiện sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần
Văn bản quy phạm pháp luật
- Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
- Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
- Nghị định số 141/2006/NĐ-CP
- Nghị định số 10/2011/NĐ-CP
- Điều 9 Mục 2 Chương II Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
Hỗ trợ từ Việt Luật
Trong trường hợp quý khách hàng cần sự hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn tốt nhất .
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp các văn bản pháp lý đã thay đổi hoặc sửa đổi mà trong bài viết này chưa kịp cập nhật do vậy các bạn liên hệ trực tiếp chúng tôi để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo các nguồn thông tin là chuẩn xác nhất.
Hotline tư vấn: 0965 999 345