Thủ tục thay đổi tên công ty tại quận Đống Đa: Tên công ty đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy doanh nghiệp nên chú ý đặt tên công ty 1 cách hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục thay đổi tên công ty tại quận Đống Đa. Nhưng chưa nắm bắt được thủ tục, hồ sơ cụ thể. Để giải quyết vấn đề này Việt Luật mang đến cho quý khách hàng bài viết này chúng tôi xin mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt được thông tin cụ thể.
Nội dung bài viết
Những việc cần lưu ý trước khi tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty
-
Cần có sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc của các thành viên trong công ty, được thể hiện qua biên bản cuộc họp.
-
Quyết định thay đổi tên công ty do đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu đối (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).
-
Lựa chọn tên mới cho công ty
-
Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả
-
Cách đặt tên cho công ty
-
Việc lựa chọn tên cho công ty bắt buộc phải hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
Tên công ty sau khi đã thay đổi vẫn cần phải đáp ứng được cả 2 yếu tố đó là Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của công ty:
– Loại hình doanh nghiệp: nếu là Công ty Cổ phần thì có thể được viết tắt là CTCP, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thì là CT TNHH, tương tự như vậy đối với các loại hình doanh nghiệp khác
– Tên riêng: ngoài việc sử dụng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, công ty có thể sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh như F, J, Z và W. Tên riêng được phép có thêm chữ số và ký hiệu (phải phát âm được)
- Hơn nữa, công ty không được lấy tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, … để đặt cho công ty mình, bất kể là một phần hay toàn bộ. Chỉ khi được các tổ chức bị trùng tên cho phép sử dụng thì công ty mới có thể lấy tên đó đặt cho doanh nghiệp của mình. Và pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng không cho phép công ty sử dụng những từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để làm tên gọi cho chính doanh nghiệp của mình.
- Ngoài ra, công ty không được đặt tên cho doanh nghiệp của mình gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên của doanh nghiệp khác, tên doanh nghiệp chỉ có thể được trùng khi và chỉ khi doanh nghiệp bị trùng đó đã tuyên bố giải thể hoặc có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật. Vậy nên trước khi đăng ký tên cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải tham khảo trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia để tránh trùng lặp.
Quy trình thay đổi tên công ty
Chuẩn bị 01 hồ sơ trước khi đăng ký thay đổi tên công ty
Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
Nhận kết quả từ Phòng Đăng ký kinh doanh
Khắc lại con dấu và công bố thông tin đã sửa đổi của công ty
Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp dưới tên gọi mới, nếu thay đổi tên tiếng Việt của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải hoàn tất thủ tục khắc lại con dấu pháp nhân mới và đính chính thông tin đã được thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Về thủ tục đăng ký thay đổi tên công ty, Việt Luật xin gửi tới quý khách hàng những dịch vụ mà công ty chúng tôi mang lại:
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn khách hàng ký tên và đóng dấu.
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Nộp hồ sơ khắc dấu và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mới tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Chúng tôi cam kết sẽ đạt được sự hài lòng của quý khách hàng!