Treo biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần phải tiến hành treo biển hiệu của mình. Vậy biển hiệu là gì? Hình thức và nội dung của biển hiệu ra sao và cách treo biển hiệu hộ kinh doanh cá thể như thế nào cho hợp lý?

1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể

– Hộ kinh doanh được hiểu là do một cá nhân, một nhóm người là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc một hộ gia đình làm chủ và tiến hành đăng ký kinh doanh tại địa điểm nhất định.
– Hộ kinh doanh sử dụng dưới 10 người lao động và phải tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động thì phải tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.
– Hộ kinh doanh được thành lập với hình thức kinh doanh nhỏ, lẻ, vốn ít, thích hợp với chủ thể có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ.

2. Treo biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể khi tiến hành treo thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

2.1. Nội dung của biển hiệu

Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
– Tên của hộ kinh doanh cá thể theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Địa chỉ của hộ kinh doanh.
– Số điện thoại liên lạc chung của hộ kinh doanh.
Tên của hộ kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện về việc đặt tên và phải đúng với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp và thể hiện được ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh mà hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
Biển hiệu ngoài các nội dung trên thì không được thể hiện thông tin, hình ảnh của bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào khác.

2.2. Hình thức của biển hiệu

Trên biển hiệu thì việc thể hiện chữ viết phải tuân thủ các điều kiện như chữ viết phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật như chữ viết không thể thay thế bằng tiếng Việt. Ngoài ra nếu sử dụng cả tiếng nước ngoài và tiếng Việt trên cùng một biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không quá ¾ tiếng Việt và phải được đặt dưới chữ tiếng Việt.
Về kích thước thì đối với từng loại biển hiệu sẽ có quy định cụ thể về kích thước:
– Đối với biển hiệu ngang: chiều cao biển hiệu không được quá 02 mét, chiều dài không được quá chiều ngang của mặt tiền nhà.
– Đối với biển hiệu dọc: chiều ngang không quá 01 mét, chiều cao không được quá 04 mét và không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi hộ kinh doanh đặt biển hiệu.
Trên biển hiệu thể hiện các logo, biểu tượng của hộ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh và không được vượt quá 20% diện tích của biển hiệu.

2.3. Nơi đặt biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể

Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể được treo nơi thuận tiện nhất của địa điểm kinh doanh và không được lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng, không được chắn lối thoát hiểm, lối cứu hỏa và không gian chung của hộ kinh doanh.
Ngoài ra thì việc treo biển hiệu phải tuân thủ các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Treo biển hiệu là một trong những yêu cầu bắt buộc của hộ kinh doanh muốn tiến hành kinh doanh sau khi được cấp GCN ĐKKD. Nếu vi phạm trong việc không treo biển hiệu hoặc treo biển hiệu không đúng với quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh cá thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc tuân thủ các điều kiện chung về biển hiệu thì khi hộ kinh doanh tiến hành treo biển hiệu thì còn phải tuân thủ các điều kiện theo pháp luật chuyên ngành. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ biển hiệu cho hộ kinh doanh của mình, liên hệ ngay dịch vụ thiết kế biển Việt Luật để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ