Cán bộ, công chức, viên chức có bị pháp luật cấm mua cổ phần, phần vốn góp không

Các chủ thể khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thì có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức là những chủ thể đặc biệt, được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành riêng nên việc mua cổ phần, phần vốn góp của cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?

1. Khái quát về cán bộ, công chức, viên chức

– Cán bộ là người được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ cấp xã được bầu cử theo nhiệm kỳ hoặc được tuyển dụng để giữ chức danh nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ bắt buộc phải là công dân Việt Nam, phải có đủ tư cách phẩm chất, đạo đức chính trị, trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh, chức vụ của mình. Cán bộ đảm nhiệm công tác của mình từ khi được bầu cử, bổ nhiệm cho tới khi hết nhiệm kỳ hoặc khi cán bộ tự nguyện xin thôi việc hoặc bị bãi nhiệm.
– Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan quân đội và cơ quan công an, cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức được biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức bắt buộc phải là công dân Việt Nam
Công chức đảm nhiệm thực hiện công tác từ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm cho tới khi nghỉ hưu mà không hoạt động theo nhiệm kỳ như cán bộ.
– Viên chức là công dân Việt Nam được đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng theo vị trí việc làm theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Cán bộ, công chức, viên chức có bị pháp luật cấm mua cổ phần, phần vốn góp không?

Theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
– Quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ như được đảm bảo các trang thiết bị, được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao, được đào tạo nâng cao trình độ và được bảo vệ trong khi thi hành công vụ.
– Được bảo đảm về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
– Được bảo đảm quyền nghỉ ngơi: nghỉ ngơi hàng năm, nghỉ lễ…và các quyền khác theo các pháp luật chuyên ngành.
– Có nghĩa vụ trung thành với Đảng, với Nhà nước Việt Nam.
– Tôn trọng và lắng nghe các ý kiến, phản hồi của người dân.
– Thực hiện đầy đủ và chính xác, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế nơi làm việc, bảo vệ bí mật nhà nước.
– Chấp hành các quyết định cấp trên và các nghĩa vụ khác.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì cá nhân, tổ chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các loại hình công ty, trừ trường hợp:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào công ty để thu lợi riêng.
– Các đối tượng không được góp vốn vào công ty theo quy định về cán bộ, công chức.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ có cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì không được góp vốn, mua cổ phần trong phạm vi người đỏ trực tiếp quản lý. Còn lại cán bộ, công chức, viên chức còn lại mà không giữ chức vụ thì không bị cấm mua cổ phần, phần vốn góp.
Ngoài ra thì cán bộ, công chức, viên chức bị cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.
Cán bộ, công chức, viên chức là những đối tượng đặc biệt, thực hiện công vụ nhà nước nên việc góp vốn vào công ty sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp nhằm tránh việc trục lợi và tham nhũng của những đối tượng đó.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với đội ngũ luật sư doanh nghiệp để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ miễn phí.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ