Chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp tác kinh doanh giữa những nhà kinh doanh là việc không còn xa lạ trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hợp tác kinh doanh thuận lợi mang lại nhiều lợi nhuận cho đôi bên nhưng trong thực tế không phải lúc nào việc hợp tác giữa các bên cũng được diễn ra thuận lợi dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh. chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

 I/ Chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là thoả thuận bằng văn bản giữa các nhà đầu tư với mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế.
Chủ thể tham gia
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Ý nghĩa
Các bên không cần phải thành lập tổ chức kinh tế chung với mục đích quản lý hoạt động kinh doanh. Như vậy, các doanh nghiệp tiết kiệm được lượng thời gian, chi phí đáng kể cho việc thành lập và vận hành một công ty mới. Đồng thời, doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn bán phần của mình trong trường hợp cụ thể và nhà đầu tư không phải lo lắng về vấn đề giải thể khi dự án kết thúc.

II/ Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Thứ nhất, một bên đề nghị chấm dứt hợp đồng và bên kia chấp nhận hoặc hai bên thoả thuận về vấn đề chấm dứt hợp đồng và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng.
  • Thứ hai, thời hạn thực hiện hợp đồng kết thúc và các bên không tiếp tục ký thêm hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng.
  • Thứ ba, một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trong bài viết này, Việt Luật sẽ đi sâu vào phân tích đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khi một bên vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ đã được ghi nhận trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tuy nhiên nếu bên nào đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì bên đó phải thực hiện thông báo ngay cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt. Khi đó các bên không cần phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ, trừ những điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp. Đồng thời bên đã thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thì được quyền yêu cầu bên còn lại thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia thì được bồi thường theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Nếu bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chấm dứt hợp đồng không có căn cứ và theo đúng quy định thì được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định.

Dịch vụ hỗ trợ của Công ty tư vấn Việt Luật 

+ Tư vấn và giải đáp cho doanh nghiệp mọi thắc mắc về Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Tư vấn cho doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hy vọng những thông tin giúp doanh nghiệp có thêm thông tin pháp lý về vấn đề hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ