Nguyên tắc bảo vệ người lao động trong pháp luật Việt Nam

Tình huống: Kính chào luật sư, Tôi muốn tiếp cận để hiểu được các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động được quy định trong pháp luật lao động hiện hành được đề cập đến những vấn đề gì? Tôi gửi câu hỏi này đến Công ty tư vấn Việt Luật để được luật sư giải đáp cho tôi về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Việt Luật: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho luật sư công ty tư vấn Việt Luật để được luật sư giải đáp các thắc mắc liên quan đến các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Theo luật sư đây là một câu hỏi rất hay để người đọc có cách hiểu khái quát nhất về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy định của pháp luật.
tong-dai-tu-van-phap-luat
NỘI DUNG TƯ VẤN.
“Theo Điều 4 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về các chính sách của nhà nước về lao động như sau:
1, Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
2, Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3, Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
4, Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5, Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầy lao động.
6, Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
7, Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.”

Các chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động được thể hiện như thế nào ?

Theo khoản 1,  Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyền và của người lap động như sau:
“1, Người lao động có các quyền sau đây:
A, Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
B, Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chê độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
C, Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
D, Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
Đ, Đình công.
Các nguyên tắc của nhà nước trong việc bảo vệ người sử dụng lao động yếu thế có khả năng tìm được việc làm.
Theo Điều 8 Bộ luật lao động năm 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia vào quan hệ lao động
1, Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
 2, Ngược đãi người lao động.
3, Cưỡng bức lao động.
4, Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5, Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia.
6, Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7, Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.”
Đây là lời giải đáp của Bộ phận tư vấn luật lao động của chúng tôi sau khi nhận được câu hỏi của bạn gửi về cho luật sư qua Tổng đài . Từ những thông tin mà luật sư cung cấp nếu bạn còn có những vấn đề thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến các quy định của pháp luật về lao động thì hãy liên hệ với luật sư của chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật luật lao động
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ