Vốn là khái niệm không còn xa lạ đối với những người hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt rõ được vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án đầu tư. Những khái niệm này nhiều bạn đọc vẫn còn mơ hồ và nhầm lẫn nhiều. Chính vì vậy Công ty tư vấn Việt Luật sẽ chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề phân biệt rõ được vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung bài viết
I. Vốn điều lệ
– Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Khi thành lập công ty thì pháp luật không quy định tối thiểu vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn. Khi đó doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn mới đủ điều kiện thành lập. xem đầy đủ về: Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty
II. Vốn pháp định
– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng khi đăng ký ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tuỳ từng ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định lớn hay nhỏ.
III. Vốn đầu tư dự án
– Vốn đầu tư dự án là tổng tất cả các nguồn vốn được góp vào dự án đầu tư để thực hiện hoàn thành dự. Vốn đầu tư có thể bao gồm: Vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần hoặc góp toàn bộ), Vốn vay từ ngân hàng, Vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó ..v..v.. Vốn đầu tư thường xuất hiện trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Một số doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép dự án đầu tư nên cũng thể hiện mức vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hoặc một dự án đầu tư tuỳ vào tiềm lực tài chính và nhu cầu của doanh nghiệp.
IV. Vốn góp thực hiện dự án đầu tư
– Khi doanh nghiệp đầu tư vào một dự án thì số tiền mà doanh nghiệp góp vào để thực hiện dự án là vốn góp thực hiện dự án đầu tư. Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp mà số vốn góp thực hiện dự án đầu tư có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Ví dụ:
– Công ty B khi thành lập doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 5 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh là kinh doanh mua bán mỹ phẩm. Như vậy, vốn Điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh là 5 tỷ đồng. Sau đó, công ty có bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản thì phải đảm bảo vốn pháp định của kinh doanh bất động sản là 20 tỷ đồng
Sau đó công ty B có đầu tư dự án xây dựng C có tổng vốn đầu tư là 10 tỷ. Công ty B bỏ vốn góp thực hiện dự án 6 tỷ góp vào dự án xây dựng này, vay thế chấp ngân hàng 2 tỷ đồng, cùng với vốn góp dự án của các nhà đầu tư khác góp 2 tỷ còn lại vào là đủ 15 tỷ.
– Như vậy, qua ví dụ trên có thể thấy rằng Tổng vốn đầu tư dự án xây dựng C là 10 tỷ, Vốn góp thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp B là 6 tỷ, Vốn vay ngân hàng là 2 tỷ, Vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác là 2 tỷ.
Trên đây là bài viết tư vấn của tư vấn Việt Luật về vấn đề phân biệt vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án đầu tư. Nếu bài viết trên vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về vấn đề vốn thì bạn độc vui lòng liên hệ để được Việt Luật tận tình giải đáp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn doanh nghiệp để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tận tình giải đáp.