Bảo lãnh dự thầu là một quá trình trong đấu thầu nên các quy định chung đối với đấu thầu sẽ được áp dụng cho bảo lãnh dự thầu. Một trong những vấn đề cần quan tâm đó chính là ngôn ngữ sử dụng trong bảo lãnh dự thầu. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh dự thầu?
Nội dung bài viết
1. Khái quát về đấu thầu
Bảo lãnh dự thầu chính là sự cam kết của bên bảo lãnh đối với bên mời thầu để đảm bảo được nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên dự thầu. Trường hợp mà bên được bảo lãnh vi phạm các quy định về hoạt động dự thầu khi tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đó.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì đấu thầu là việc lựa chọn các nhà thầu tiến hành cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa, xây lắp công trình xây dựng và tiến hành ký kết, thực hiện hợp đồng đối với các hoạt động đó. Ngoài ra thì đấu thầu là một phương thức quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng dự án đầu tư theo các hình thức như đối tác, dự án có sử dụng đất dựa trên việc bảo đảm cạnh tranh công bằng và có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với hoạt động dự thầu thì bên nhà thầu, chủ đầu tư phải có tư cách hợp lệ khi tham gia dự thầu. Đối với tổ chức là nhà thầu hay chủ đầu tư thì phải đáp ứng được các điều kiện: có đăng ký thành lập hoạt động, hạch toán tài chính độc lập với các chủ thể khác, không được đang trong quá trình chấm dứt hoạt động, có đăng ký đấu thầu trên hệ thống quốc gia, đảm bảo được các hoạt động cạnh tranh, không đang trong thời gian bị cấm dự thầu, tổ chức có tên trong danh sách ngắn nếu được lựa chọn danh sách ngắn, tổ chức nước ngoài thì phải liên danh với nhà thầu trong nước để dự thầu quốc tế tại Việt Nam.
Đối với nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân thì đáp ứng được điều kiện như: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có chứng chỉ trình độ chuyên môn, có đăng ký hoạt động hợp pháp, không bị cấm dự thầu hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Luật Đấu thầu hiện hành quy định các hình thức đấu thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và mua sắm đặc biệt.
Các phương thức đấu thầu gồm: một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ hoặc hai túi hồ sơ.
Mục đích của việc đấu thầu chính là việc lựa chọn được các nhà thầu phù hợp với các yêu cầu, điều kiện của bên mời thầu.
2. Ngôn ngữ được sử dụng trong thư bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu là một hoạt động trong đấu thầu nên các quy định chung về đấu thầu sẽ được áp dụng đối với bảo lãnh dự thầu, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ được sử dụng bảo lãnh dự thầu.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Đấu thầu hiện hành quy định về ngôn ngữ trong đấu thầu đó là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước, đối với đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Đấu thầu trong nước là quá trình đấu thầu chỉ có nhà thầu, chủ đầu tư trong phạm vi quốc gia được tham dự thầu.
Đấu thầu quốc tế là quá trình đấu thầu mà nhà thầu, chủ đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được tham gia dự thầu.
Do đó mà trong thư bảo lãnh dự thầu thì tùy thuộc vào nhà thầu, chủ đầu tư mà ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh khác nhau:
– Đối với đấu thầu trong nước thì chỉ ngôn ngữ trong thư bảo lãnh dự thầu chỉ được là tiếng Việt.
– Đối với đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Khi tiến hành bảo lãnh dự thầu thì việc chú ý đến ngôn ngữ sử dụng trong bảo lãnh là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp lệ của bảo lãnh cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Để tư vấn cụ thể và chính xác hơn về vấn đề này, liên hệ ngay tổng đài tư vấn đấu thầu để được hỗ trợ miễn phí.