Thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát trật tự

CÂU HỎI Chào luật sư, luật sư tư vấn giúp em về vấn đề sau: em đi xe máy không đội mũ bảo hiểm gặp cảnh sát trật tự, sau đó họ yêu cầu em dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Cho em hỏi, trong trường hợp chỉ có cảnh sát trật tự mà không có cảnh sát giao thông đi cùng thì cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông không? Cảnh sát trật tự có những thẩm quyền gì về giao thông? Xin cảm ơn.
TRẢ LỜI
Cơ sở pháp lý
– Luật giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết;
– Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn về Việt Luật. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn đối với vấn đề thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông của cảnh sát trật tự:
Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. Do đó, ngoài cảnh sát giao thông thì các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông nhưng phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Theo Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:“Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;”.
Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định các lực lượng được huy động gồm có:
“1. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (QLHC về TTATXH), Công an phụ trách xã, Công an phường (gọi chung là Cảnh sát khác).
2. Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (gọi chung là Công an xã).”
Như vậy, có thể phân tích theo hai giải thiết:
Thứ nhất
, nếu cảnh sát trật tự đang được huy động để phối hợp với cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông thì cảnh sát trật tự có quyền ra hiệu dừng xe và xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ khi không có cảnh sát giao thông đi cùng.
Thứ hai, nếu như cảnh sát trật tự đó không được huy động để làm nhiệm vụ phối hợp với cảnh sát giao thông thì việc xử phạt vi phạm hành chính là sai quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền của cảnh sát trật tự trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:
“3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.”
Như vậy, cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về một số hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên đây là quan điểm tư vấn của Việt Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn luật giao thông 0965999345 hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ