- Bộ luật dân sự 2005
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Để có sự so sánh đánh giá về các quy định về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng, căn cứ theo quy định tại điều 668 bộ luật dân sự 2005 quy định “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”
Căn cứ theo quy định trên thì có thể thấy di chúc chung của vợ chồng sẽ có hiệu lực bắt đầu tại thời điểm mà cả vợ hoặc chồng chết cùng thời điểm hoặc khi một trong hai người vợ hoặc chồng chết trước mà người vợ hoặc người chồng vẫn còn sống, trước đó vợ chồng đã lập di chúc chung, sau đó người vợ hoặc người chồng chết thì di chúc có hiệu lực khi vợ hoặc chồng là người cuối cùng chết.
Lưu ý rằng trong trường hợp một người chết, nhưng người còn lại vẫn còn sống thì di chúc vẫn chưa phát sinh hiệu lực.
Theo quy định của pháp luật hiện hành bộ luật dân sự 2015 đã bỏ quy định trên, việc bỏ quy định trên gây ra rất nhiều nhầm lẫ và khó khăn cho người để lại di chúc và cả công chứng viên khi công chứng di chúc.
Điều 624 BLDS 2015 quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
>>> Có thể thấy pháp luật đã quy định rằng người có quyền lập di chúc là cá nhân có khối tài và muốn chuyển giao khối tài sản này cho người có tên trong di chúc trước khi chết. pháp luật cũng quy định rằng di chúc được lập dưới hai dạng là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng theo Điều 627. Hình thức của di chúc
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
Theo quy định tại điều 116 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” liên hệ với quy định của di chúc thì có thể thấy di chúc là một dạng giao dịch dân sự làm phát sinh quyền cũng như nghĩa vụ tới các cá nhân trong trong giao dịch dân sự đã được xác lập trên thực tế. do vậy di chúc sẽ là sự thể hiện ý chí của một người hoặc nhiều người, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tới các chủ thể khác có liên quan. áp với quy định về di chúc có thể khẳng định vợ chồng có thể lập di chúc chung.
Xem thêm: Chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình
Như vậy để xác định di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực hay không, phải căn cứ vào nội dung của trong di chúc để khẳng định:
+ Thứ nhất, trong di chúc chung của vợ chồng, phải có sự thể hiện ý chí riêng của vợ và chồng đối với khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng. nếu một trong hai người chết trước thì khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ được chia cho những người có tên trong di chúc theo ý chí của vợ hoặc chồng và một phần khối tài sản sẽ nhập vào tài sản chung của người vợ hoặc người chồng vẫn còn sống.
+Thứ hai, trong nội dung của di chúc phải thể hiện rõ được ý chỉ phần tài sản chung chung của vợ, chồng. khối tài sản chung đó là bao nhiêu, những người được hưởng khối tài sản chung đó. Theo quy định tại điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
+ Thứ ba, về thời điểm để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực. phải xác định rõ thời điểm có hiệu lực đối với di sản cá nhân của vợ hoặc chồng khi chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. tóm lại di chúc phải xác định được thời điểm mở thừa kế người vợ, người chồng một cách độc lập.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 di chúc chung vợ, chồng có thể thực hiện và áp dụng trên thực tê, nếu trong di chúc thể hiện rõ được những nội dung nêu trên.
Nếu còn thắc mắc, xin liên hệ tới công ty Luật để được tư vấ giải đáp