Thủ tục mở cửa hàng bán bánh ngọt

Mở tiệm bánh để kinh doanh là hướng đi của rất nhiều người vì hình thức kinh doanh này mang lại lợi nhuận cao và có thể thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về thủ tục mở cửa hàng bán bánh ngọt để tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt vì không làm đúng luật nhé. Dưới đây là những thông tin chi tiết Việt Luật gửi tới quý khách hàng.

1. Trình tự, thủ tục đăng ký mở cửa hàng bán bánh ngọt

Đối với mô hình cửa hàng bán bánh ngọt thì theo kinh nghiệm của Việt Luật thì ta nên lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể như vậy sẽ phù hợp hơn. Bởi chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ phù hợp, ít nhân viên, chi phí đầu tư không cao.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng bán bánh ngọt

Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể bán bánh ngọt theo quy định đầu tiên khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin cơ bản của hộ kinh doanh để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Xác định thông tin cơ bản của hộ kinh doanh

  • Đặt tên hộ kinh doanh
  • Số vốn đăng ký
  • Địa điểm đặt hộ kinh doanh
  • Người đại diện hộ kinh doanh
  • Các ngành nghề kinh doanh ( là nhóm ngành nghề liên quan đến buôn bán bánh ngọt, lương thực, thực phẩm).

Các thông tin này sẽ được Việt Luật tư vấn cho khách hàng để khách hàng có thể nắm bắt được khi lựa chọn dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Luật.

Bước 2: Khách hàng chuẩn bị 1 trong 3 loại giấy tờ tùy thân của người đại diện hộ kinh doanh để Việt Luật có thể soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Việt Luật sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng tại UBND cấp quận, Huyện nơi doanh nghiệp hoạt động. Trong thời gian thẩm tra hồ sơ Việt Luật sẽ trực tiếp bổ sung thông tin và làm việc với chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh của Quận, Huyện để được cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể sau 03 – 05 ngày làm việc.

Bước 4: Việt Luật sẽ tư vấn hướng dẫn khách hàng đăng ký tờ khai thuế cho chủ hộ tại cơ quan thuế.

Cá nhân, khách hàng chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh và CMND
Đối với hộ kinh doanh cá thể cần nộp thuế môn bài theo 6 mức tuỳ theo thu nhập
  • Từ trên 1,5 triệu đồng/tháng thì thuế cần nộp là 1 triệu đồng;
  • Từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng thì thuế cần nộp là 750.000 đồng;
  • Từ 750.000đ – 1 triệu đồng/tháng thì thuế cần nộp là 500.000 đồng;
  • Từ 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng thì thuế cần nộp là 300.000 đồng;
  • Từ 300.000 – 500.000 đồng/tháng thì thuế cần nộp là 100.000 đồng;
  • Từ 300.000 đồng/tháng trở xuống thì thuế cần nộp là 50.000 đồng.

Ngoài thuế môn bài ra chủ hộ cần phải đóng thêm thuế khoán, thuế giá trị gia tăng. Các khoản thuế này se được thông báo cụ thể trong quá trình đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

Bước 5: Khách hàng cần sắp xếp bố trí trang thiết bị tại cửa hàng trước khi tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 6: Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đầu tiên cơ sở kinh doanh cần hoạt động đảm bảo các điều kiện như: Có giấy phép kinh doanh; địa điểm an toàn với nguồn gây độc hại/ ô nhiễm và yếu tố gây hại; Nước đạt quy chuẩn kỹ thuật; trang thiết dùng trong các khâu làm bánh cần bảo đảm. Đồng thời hộ kinh doanh cần chấp hành quy định về sức khoẻ, kiến thức, thực hành việc làm bánh.

Hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận
  • Bản sao có công chứng hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản thuyết trình cơ sở vật chất, thiết bị, vật dụng làm bánh bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nguyên liệu làm bánh kèm theo bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bản sao  Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe chủ cơ sở, người trực tiếp làm bánh được công chứng.
  • Bản sao Giấy chứng nhận tập huấn về kiến thức VSATTP được công chứng

Trình tự thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giai đoạn nộp hồ sơ: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thời gian xử lý hồ sơ: Trong 5 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm thẩm định hồ sơ. Xét thấy hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ có đoàn thẩm định đến cơ sở kinh doanh để tiến hành  thẩm định
  • Nhận Giấy chứng nhận: Hộ kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận  khi cơ sở đạt đủ điều kiện trong 15 ngày.

2. Một số lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

Tên hộ kinh doanh phải đặt không được trùng với các hộ kinh doanh đã thành lập trước đó trong phạm vi quận, huyện.

Việc lưu ý hàng đầu khi kinh doanh cửa hàng bánh ngọt là đảm bảo phải sản xuất và sử dụng các nguyên liệu không độc hại tới sức khỏe của con người, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đây thì hộ kinh doanh cá thể bị hạn chế số lượng nhân công lao động, hiện nay hộ kinh doanh đã có thể thuê số lượng lao động lớn hơn 10 người.

3. Các lý do khách hàng nên sử dụng dịch vụ mở cửa hàng bán bánh ngọt tại Việt Luật

Việt Luật là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói cho khách hàng có nhu cầu. Tư vấn giải đáp các thông tin cho khách hàng với phương châm hoạt động uy tín trong nhiều năm liền.

  • Giá cả dịch vụ luôn luôn đạt chất lượng hàng đầu.
  • Việt Luật có đầy đủ dịch vụ đi kèm giúp chủ hộ kinh doanh có thể đảm bảo an tâm kinh doanh và được sư tư vấn từ Việt Luật từ mọi mặt.
  • Tư vấn các nội dung về đăng kí kinh doanh, đăng kí giấy phép kinh doanh, đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Mọi dịch vụ tư vấn của chung tôi đều miễn phí
  • Đội ngũ tư vấn của Việt Luật luôn nhiệt tình tư vấn đầy đủ cho khách hàng

Trên đây là toàn bộ nội dung của thủ tục mở cửa hàng bán bánh ngọt. Khách hàng có nhu cần cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ