Thủ tục thành lập công ty

Hiện nay việc thành lập công ty là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư kinh doanh. Nhưng không phải nhà đầu tư kinh doanh nào cũng có thể nắm bắt được thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp. Vì vậy tư vấn Việt Luật xin mang tới cho nhà đầu tư kinh doanh cùng quý khách hàng của Việt Luật bài viết thủ tục thành lập công ty mới nhất. Để quý khách hàng cùng nhà đầu tư kinh doanh có thể nắm bắt được thông tin cụ thể.

thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty/ Doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty

Chọn loại hình doanh nghiệp: Hiện nay có thể chọn lựa 05 loại hình doanh nghiệp chính từ những đặc điểm của từng loại hình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình phù hợp bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp chỉ cho phép 1 thành viên góp vốn vào thành lập công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là loại hình cho phép từ 2 đến 50 thành viên
  • Công ty cổ phần: Là loại hình cho phép từ 03 người góp vốn trở lên chính vì vậy khi thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông trong công ty.
  • Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp ít phổ biến chỉ dành cho các ngành nghề đặc thù
  • Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình có nhiều rủi ro cho người sở hữu doanh nghiệp.

Đặt tên doanh nghiệp. Tên công ty gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới dự án xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp sau này. Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp thì việc đặt tên công ty cũng mang 1 ý nghĩa lớn tới việc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có được chấp thuận hay không.

Tên doanh nghiệp gồm hai thành tố chính theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng của doanh nghiệp. Tên công ty phải là tên tiếng Việt có thể đặt tên tên tiếng Anh của doanh nghiệp.

Khi đặt tên công ty phải bảo đảm tên không được trùng với các doanh nghiệp khác. Để biết được có bị trùng hay không thì yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành tra cứu tên trước khi thành lập để xem tên có hợp lệ không. Nếu tên không trùng thì hồ sơ thành lập mới có thể được chấp nhận. Phòng đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy khi thành lập công ty nên đặt dự kiến 2 đến 3 tên công ty để tỷ lệ được chấp thuận tên công ty được cao.

Quý khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website: dangkykinhdoanh.gdt.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên viên của Việt Luật qua số điện thoại hotline để chúng tôi hỗ trợ tư vấn, tra cứu tên công ty miễn phí cho khách hàng.

Đăng ký mức vốn điều lệ: mức vốn điều lệ khi đăng ký cũng là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp chính vì vậy chủ doanh nghiệp nên chọn thật kỹ trước khi đăng ký mức vốn điều lệ. Để nắm rõ các thông tin về vốn có thể liên hệ với Việt Luật để biết thêm thông tin chi tiết.

Lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh: chắc hẳn trước khi có ý định thành lập doanh nghiệp thì các nhà quản lý doanh nghiệp đã xác định được ngành nghề kinh doanh chính. Đa số các ngành nghề kinh doanh trong công ty đều là các ngành nghề không có điều kiện. Không yêu cầu mức vốn pháp định hoặc cần giấy phép con. Với những ngành nghề này đều có thể hoạt động ngay sau khi thành lập mà không phải tiến hành các thủ tục xin giấy phép con.

Doanh nghiệp không được đăng ký các ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh ở Việt Nam. Căn cứ theo khoản 1 điều 6 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Lựa chọn đăng ký địa chỉ trụ sở công ty. Doanh nghiệp có thể đăng ký đặt trụ sở tại nhà riêng của giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông hoặc có thể đi thuê tại các tòa nhà văn phòng,..vv Khi thuê mượn cần làm hợp đồng thuê mượn nhà và đóng thuế (nếu có).

Đăng ký người đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo pháp luật là người có quyền điều hành và quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập. Người đại diện theo pháp luật có thể đứng các chức danh như: Giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị,..vv

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ 1 trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tất cả các thành viên, cổ đông tham gia góp vốn vào công ty.

Ngoài ra khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo loại hình cụ thể và được quy định ở nghị định 01/2021 về đăng ký kinh doanh. Khách hàng có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.

>> Xem ngay: Hồ sơ thành lập công ty

Lưu ý: hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là 1 phần quan trọng trong thủ tục thành lập công ty. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ khác nhau. Việt Luật khuyến cáo những khách hàng tự thành lập nên kiểm tra thật kỹ hồ sơ tránh gây sai xót không đáng có.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Hình thức 1 áp dụng cho các thành phố lớn: Hiện nay ở 1 số thành phố lớn bộ kế hoạch và đầu tư đã áp dụng việc doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ online qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn để thuận tiện cho quản lý và xét duyệt hồ sơ. Chính vì vậy để có thể nộp hồ sơ online quý khách hàng cần phải đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. Sau khi có đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần scan hồ sơ và nộp qua mạng điện tử thông qua chữ ký số.

Hình thức thứ 2:  Hình thức này sẽ quy định với 1 số các tỉnh thành phố. Yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại bộ phận 1 cửa phòng đăng ký kinh doanh.

Sau khi khách hàng đã áp dụng 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ trên nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 03 -05 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả cho khách hàng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của công ty.

Bước 4: Công bố thông tin, đóng lệ phí và khắc con dấu công ty

Theo luật có quy định sau khi quý khách hàng được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải tiến hành soạn thảo hồ sơ công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đồng thời đóng lệ phí công bố theo quy định trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh.

Tiếp theo đó cần phải tiến hành khắc con dấu pháp nhân. Doanh nghiệp sẽ tự quyết định số lượng con dấu và tiến hành khắc dấu và bảo quản con dấu nội bộ. Trước đây sau khi khắc dấu thì doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Nhưng hiện nay hồ sơ này này đã bị loại bỏ khi tiến hành thủ tục thành lập công ty.

Bước 5: Tiến hành các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải chú ý làm tuần tự các công việc sau đây:

  • Mở tài khoản ngân hàng công ty và tiến hành thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
  • Làm biển hiệu và treo biển công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài theo quy định. Theo nghị định 22/2020/NĐ-CP có quy định kể từ ngày 25/1/2020 các doanh nghiệp thành lập mới sẽ không phải kê khai tờ khai lệ phí thuế môn bài và sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài năm đầu tiên hoạt động. Và thời điểm đóng lệ phí thuế môn bài và nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài sẽ chuyển vào thời điểm tháng 1 năm sau.
  • Mua chữ ký số. Chữ ký số là thiết bị cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp. Đây chính là thiết bị điện tử dùng để kê khai các báo cáo, tờ khai về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội và đôi khi sử dụng trong mục đích ký kết hợp đồng. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp đều nên trang bị cho mình 1 chữ ký số.
  • Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng: Việc doanh nghiệp kinh doanh sẽ cần phải phát sinh ra việc mua bán hàng hóa, dịch vụ,…vv việc này sẽ được thực hiện và căn cứ vào các giấy tờ hóa đơn và được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng. Hiện nay sau khi thành lập mới các doanh nghiệp sẽ được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử thay vì sử dụng hóa đơn giấy như trước đây. Để có thể được sử dụng hóa đơn doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục phát hành hóa đơn. Việc này do cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
  • Làm báo cáo hàng quý, tháng, cuối năm (báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng lao động, nhân công ). Đây là các công việc bắt buộc để đảm bảo được việc này doanh nghiệp cần phải có đội ngũ kế toán viên ngồi tại công ty hoặc để có thể tiết kiệm chi phí hơn thì khách hàng có thể suy nghĩ tới dịch vụ kế toán thuế.
  • Ngoài ra còn rất nhiều công việc cụ thể liên quan đến thủ tục thành lập công ty.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cụ thể mà Việt Luật mang tới cho khách hàng về thủ tục thành lập công ty. Nếu khách hàng không tư thành lập được thì nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty của Việt Luật Mọi thắc mắc cần được giải đáp khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể. 0985 989 256

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ