Điều kiện đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là thủ tục đầu tiên để chủ thể kinh doanh gia nhập thị trường kinh doanh và được ghi nhận tư cách pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Kết quả của việc đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy phép kinh doanh. Vậy ai là người đứng tên, đại diện cho doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh đó?

dieu-kien-dung--ten-trong-giay-phep-kinh-doanh

1. Nội dung giấy phép kinh doanh

Nhà nước thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chủ thể kinh doanh trên thị trường kinh doanh bằng cách cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể đó khi đáp ứng đủ điều kiện và có yêu cầu với cơ quan nhà nước.
– Trừ những hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật thì bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, đây được coi là một thủ tục hành chính bắt buộc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra thì việc đăng ký kinh doanh cũng được coi là một trong những biện pháp để nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của mình.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp phải đảm bảo được các thành tố cấu thành cũng như không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật.
  • Mã số của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một mã số riêng, ngoài việc phân biệt với doanh nghiệp khác thì mã số doanh nghiệp đồng thời còn là mã số thuế của doanh nghiệp để thực hiện các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
  • Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp. Địa chỉ này phải là địa chỉ sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp thông qua các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp như hợp đồng thuê hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà.
  •  Họ và tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty, của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên hợp danh; danh sách các thành viên sáng lập và các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân đối với thành viên là cá nhân hoặc giấy tờ chứng thực tư cách pháp lý đối với thành viên là tổ chức.
  •  Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh phải thể hiện mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký khi thành lập.

2. Người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh

Với nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh thì giấy đăng ký kinh doanh thể hiện các thông tin của người đứng tên. Theo đó thì người đại diện theo pháp luật là người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Điều kiện để làm người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh

Công ty có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật của công ty (áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty TNHH) do Điều lệ quy định cụ thể. Người đại diện theo pháp luật của công ty giữ chức danh quản lý nhất định do công ty thỏa thuận. Do vậy mà trên giấy phép kinh doanh phải thể hiện được tất cả các thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay nói cách khác người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài nhưng doanh nghiệp phải đảm bảo phải có ít nhất 01 người cư trú tại Việt Nam. Nếu chỉ có 01 người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì người đó buộc phải cư trú ở Việt Nam, khi muốn xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền có người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian không có mặt tại Việt Nam và vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của người được ủy quyền.
Trường hợp vi phạm thời hạn ủy quyền mà người đại diện đó vẫn chưa về thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các công việc được ủy quyền cho đến khi người đại diện về hoặc cho đến khi chủ sở hữu, cơ quan quyết định cao nhất của công ty bổ nhiệm người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thì cần phải tiến hành làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh.
Hầu hết các doanh nghiệp đều tự cử người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp mình phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn và nhu cầu kinh doanh của công ty. Trong một số trường hợp đặc biệt thì Tòa án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành các quyền và nghĩa vụ tố tụng tại Tòa.

2.2. Trách nhiệm của người đứng tên trong giấy phép kinh doanh

Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, phát sinh từ những giao dịch của doanh nghiệp, được đại diện cho doanh nghiệp với các tư cách tố tụng trước cơ quan Trọng tài, Tòa án như tư cách bị đơn, nguyên đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Khi là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì cá nhân phải có các trách nhiệm đối với doanh nghiệp như:
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, chính xác và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Không được lợi dụng chức vụ, địa vị sử dụng thông tin, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp để trục lợi cá nhân hoặc cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Phải thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời thông tin cá nhân của mình hoặc người khác có liên quan đến việc làm chủ, góp phần vốn vốn để thực hiện quyền chi phối doanh nghiệp khác. các hoạt động của doanh nghiệp mà mình thực hiện cho doanh nghiệp biết.
  • Đối với những thiệt hại do vi phạm trách nhiệm của mình thì người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại đó.

Doanh nghiệp là một tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, có đăng ký kinh doanh nên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải do cá nhân thực hiện, đó chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vì thế mà người đại diện đó là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ