Kết hôn sau khi chuyển đổi giới tính

Pháp luật ngày càng hoàn thiện theo hướng tiến bộ để bảo vệ tốt hơn quyền con người. Một trong số đó là bảo vệ quyền chuyển đổi giới tính và quyền kết hôn sau khi chuyển đổi giới tính. Vậy trên thực tế quyền kết hôn sau khi chuyển giới được quy định như thế nào và thủ tục kết hôn sau khi chuyển đổi giới tính cụ thể ra sao. Tư vấn sau đây của Việt Luật sẽ giúp quý vị giải đáp phần nào thắc mắc trên.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ  luật Dân sự 2015
– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

II. Nội dung tư vấn
Hiện nay pháp luật sửa đối mới đã cho phép việc chuyển đổi giới tính. Cụ thể theo quy định trong Điều 37, Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Theo đó, sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch, cá nhân đó được pháp luật công nhận có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.
Quyền nhân thân ở đây bao gồm các quyền theo quy định của pháp luật trong đó có quyền tự do kết hôn theo pháp Luật Hôn nhân và gia đình. Điều kiện kết hôn được quy định tại Khoản 1, điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

Như vậy, người đã chuyển đổi giới tính và thay đổi giới tính trên các giấy tờ nhân thân được quyền kết hôn với người khác giới nếu hai người đáp ứng đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên.
>>> Như vậy khi đã chuyển đổi giới tính, người chuyển giới cần làm thủ tục thay đổi giới tính trên các giấy tờ nhân thân, sau đó họ sẽ có quyền kết hôn bình thường như những người khác nếu đủ điều kiện như bên trên đã nêu theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn

Thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn được chia cho 02 cơ quan sau:
– Ủy ban nhân dân xã phường nơi một trong hai người đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (áp dụng đối với công dân Việt Nam)
– Sở tư pháp trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú (áp dụng đối với việc đăng ký kết hôn có yếu tờ nước ngoài)

Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu)
– Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam, bên nữ cấp).
– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ
– Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ
Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn: 05 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thì thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc.
Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về vấn đề Kết hôn sau khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp có thắc mắc hoặc chưa rõ vui lòng liên lạc tới tổng đài 1900.6199 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Việt Luật khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 0965999345 vì các lý do sau:
– Luật sư có thể hỗ trợ – tư vấn cho nhiều người trong 01 ngày
– Quý khách không cần đi lại và chờ đợi, có thể sử dụng dịch vụ dù đang ở bất cứ nơi đâu ( Miễn có thiết bị phù hợp có thể kết nối tới tổng đài của chúng tôi )
– Quý khách có thể sử dụng dịch vụ pháp lý bất cứ lúc nào
– Đây là hình thức sử dụng tiện ích hỗ trợ pháp lý tiết kiệm nhất (Bạn chỉ cần chi trả cước điện thoại khi gọi đi theo quy định của nhà mạng mà không cần trả thêm bất cứ khoản phí tư vấn nào cho luật sư hay chuyên viên tư vấn của chúng tôi).

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ