Khi nào cá nhân phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Mỗi cá nhân khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công hay kinh doanh thì đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân, và đây là một loại thuế được tính theo tháng. Vậy có phải là tất cả mọi người đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân không, hay là chỉ đến một thời điểm nào đó thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đây là những thắc mắc mà không ít người đang nghĩ đến, và bài viết dưới đây của Việt Luật sẽ giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc này.

1. Những ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên một biểu lũy tiến từng phần theo Luật thuế hiện hành gồm có 7 thang dành cho người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên

Theo đó, mức thuế phải đóng sẽ chiếm 20% tiền lương, tiền công đối với người lao động không cư trú tại Việt Nam

Còn nếu người lao động là cá nhân đang cư trú tại Việt Nam có hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có tổng thu nhập từ 2 triệu/tháng trở lên thì thuế suất đối với trường hợp này sẽ là 10% thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng. Nếu người lao động đó đang cư trú tại Việt Nam và có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì sẽ được tính theo bảng lũy tiến từng phần

2. Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Với biểu thuế thu nhập như hiện nay thì những người có thu nhập từ tiền lương, tiền công hay kinh doanh sẽ đều phải nộp thuế

Ở bậc 1 ghi là thu nhập 5 triệu đồng/tháng thì sẽ phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, nhìn ở đây nhiều người sẽ nghĩ rằng là nếu lương bình quân hàng tháng là 5 triệu đồng thì sẽ phải trích ra 5% để nộp thuế thu nhập. Tuy nhiên đây là khoản thu nhập hàng tháng phát sinh từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ hay còn gọi là thu nhập tính thuế.

Cần phân biệt rõ thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế là thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức, cơ quan đơn vị chi trả không bao gồm tiền ăn, tiền phụ cấp xăng xe đi lại, … và thu nhập tính thuế ở đây không phải là tổng thu nhập được lấy từ tiền lương và tiền công hàng tháng của người lao động, mà là thu nhập hàng tháng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.

Ngoài ra còn cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi tiến hành các hoạt động chuyển nhượng cổ phần chuyển nhượng vốn,..vv

* Các khoản giảm trừ đó có thể là:

– Giảm trừ cho bản thân (bắt buộc): 11 triệu đồng/tháng

– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng

– Bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội (8%), bảo hiểm y tế (1,5%) và bảo hiểm thất nghiệp (1%)

– Quỹ hưu trí tự nguyện, tối đa 1 triệu đồng/tháng kể cả người lao động có tham gia nhiều quỹ hưu trí tự nguyện

– Các khoản từ thiện vào các tổ chức được thành lập hợp pháp

Như vậy, nếu mức lương của người lao động có tổng thu nhập lớn hơn các khoản giảm trừ thì người lao động mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân dựa trên phần lớn hơn đó. Và phần lớn hơn sau khi đã trừ hết các khoản giảm trừ được gọi là thu nhập tính thuế. Thông thường, người lao động có thu nhập tối thiểu trên 11 triệu đồng/tháng hoặc là trên 15,4 triệu đồng/tháng thì mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân

* Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thuế suất được xác định tùy vào chủ thể nộp thuế thu nhập cá nhân là ai, là người đang cư trú tại Việt Nam hay đang cư trú tại nước ngoài, là người lao động có hợp đồng dưới 3 tháng hay trên 3 tháng. Căn cứ vào đó sẽ xác định được mức thuế suất là 10%, 20% hay là mức thuế suất được ấn định trong bảng lũy tiến

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về thời điểm phải nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu có bất kỳ thắc mắc gì có liên quan đến pháp luật cũng như kế toán thuế, bạn đọc vui lòng nhấc máy lên và liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế của Việt Luật để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ