Một trong những mô hình hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và trong các vấn đề việc làm khác của các thành viên là mô hình hợp tác xã . Cũng giống với các tổ chức khác, hợp tác xã cũng có những nguyên tắc và hoạt động riêng. Với bài viết sau đây hy vọng quý khách hàng sẽ hiểu thêm và hiểu rõ về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Thế nào được gọi là hợp tác xã?
Căn cứ theo Luật hợp tác xã hiện hành và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ta hiểu hợp tác xã như sau:
Đây là một tổ chức kinh tế mang tính tập thể và do nhiều người cùng sở hữu. Theo quy định của pháp luật là có tư cách về mặt pháp nhân. Được thành lập bởi ít nhất với số lượng là 7 thành viên theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động liên quan tới các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh với mục đích là đáp ứng các nhu cầu của các thành viên trong tổ chức. Tất cả các hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ bình đẳng trong việc quản lý dưới tên gọi là hợp tác xã.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã https://tuvanvietluat.com/thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-moi-hop-tac-xa/
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật hiện hành quy định về các nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hợp tác xã như sau:
– Để tiến hành thành lập hợp tác xã đòi hỏi với mục đích là do các cá nhân và hộ gia định tiến hành thành lập một cách tự nguyện, không bắt buộc. Tự nguyện trong lúc thành lập và tự nguyện khi rời khỏi.
– Về số lượng thành viên trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã không bị giới hạn về số lượng thành viên. Việc kết nạp thành viên được kết nạp rộng rãi không bó hẹp về số lượng.
– Các thành viên trong hợp tác xã về mặt pháp luật mọi thành viên đều có quyền hành ngang nhau trong việc bình đẳng và quyền biểu quyết ngang nhau. Quyền năng của thành viên theo quy định của pháp luật không bị phụ thuộc vào nguồn vốn, mức vốn mà thành viên tiến hành đóng góp trong hợp tác xã. Điều này không làm ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức và quản lý các hoạt động của hợp tác xã. Đồng thời các thành viên của tổ chức này được cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về những vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh và tài chính cùng những vấn đề có liên quan đến Điều lệ.
– Về các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác có liên quan bắt buộc hợp tác xã phải chịu trách nhiệm bằng tư cách pháp nhân của tổ chức mình trước pháp luật.
– Các thành viên trong hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện đúng và đủ theo những nội dung mình đã cam kết trong hợp đồng dịch vụ hoặc theo những quy định được ghi nhận trong Điều lệ của Hợp tác xã. Về thu nhập của tổ chức này tiến hành phân phối theo những mức độ phân phối và sử dụng sản phẩm theo công sức lao động và những công việc của các thành viên khác nhau đối với hợp tác xã.
– Trách nhiệm có hợp tác xã là quan tâm và đào tạo trong việc bồi dưỡng các kiến thức có liên quan tới lĩnh vực và giáo dục cho các thành viên cùng với những cán bộ chủ chốt khác.
– Có những chính sách trong chăm lo cộng đồng và những vấn đề khác đối với các thành viên trong tổ chức của mình với mục đích là làm cho hợp tác mở rộng và lớn mạnh hơn, mở rộng quy mô tổ chức.
Bài viết nêu trên đã đề cập rõ đến những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã hiện nay theo quy định của pháp luật. Mọi hoạt động cùng với các vấn đề liên quan đòi hỏi phải nhất quán tuân theo nguyên tắc này theo pháp luật đã quy định và ghi nhận. Mọi băn khoăn hoặc cần sự trợ giúp pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn doanh nghiệp miễn phí để được hỗ trợ tốt nhất.