Nội dung bài viết
1. Khái quát chung về công ty hợp danh và tổ hợp tác
2. Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và tổ hợp tác
Theo quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh các vấn đề pháp lý về công ty hợp danh và tổ hợp tác thì hai mô hình này có những điểm khác biệt có thể kể đến như:
Về tư cách pháp nhân:
Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì chỉ có hai tư cách pháp lý, đó là cá nhân và pháp nhân. Các chủ thể còn lại khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì chỉ được tham gia với một trong hai tư cách trên.
Các điều kiện để được coi là pháp nhân khi đáp ứng được:
– Được thành lập theo quy định của pháp luật dân sự.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phải có cơ quan điều hành, tổ chức hoạt động của pháp nhân.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và có khả năng tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình bằng chính tài sản của mình.
– Nhân danh chính mình tham gia tất cả các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Có nghĩa là công ty hợp danh được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, có cơ cấu tổ chức và hoạt động chặt chẽ, các quyền và nghĩa vụ của thành viên, cơ quan công ty được ghi nhận trong Điều lệ hoạt động. Ngoài ra công ty còn có tài sản riêng độc lập bởi khi góp vốn vào công ty thì các thành viên tiến hành chuyển quyền sở hữu của mình sang cho công ty và công ty khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì nhân danh chính mình mà không nhân danh cá nhân, tổ chức khác. công ty hợp danh và tổ hợp tác
+ Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. Đây là điểm mới trong quy định về tư cách chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Bộ luật Dân sự trước đây năm 2005 quy định tổ hợp tác có thể có tư cách pháp nhân nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên đến Bộ luật Dân sự hiện hành thì quy định tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân.
Về trách nhiệm dân sự:
– Đối với công ty hợp danh thì tùy thuộc vào loại hình thành viên mà trách nhiệm dân sự khác nhau. Đối với thành viên hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp đối với các hoạt động, nghĩa vụ tài sản của công ty.
– Đối với tổ hợp tác thì các thành viên của tổ hợp tác (tổ viên) phải liên đới chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của tổ hợp tác nếu tài sản chung của tổ không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó.
Về hạn chế thành viên:
– Đối với công ty hợp danh: trừ khi được các thành viên còn lại đồng ý thì thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
– Đối với tổ hợp tác: một tổ viên có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác khác.
Về biểu quyết các vấn đề:
– Đối với công ty hợp danh: bởi vì công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nên cơ quan quyết định cao nhất trong công ty là Hội đồng thành viên. Các vấn đề được nghị quyết của Hội đồng thành viên thông qua phải có sự nhất trí của ¾ tổng số thành viên hợp danh. Công ty hợp danh và tổ hợp tác
– Đối với tổ hợp tác: các vấn đề được quyết định theo đa số nhất trí của tổ viên.
Về chấm dứt hoạt động:
– Công ty hợp danh chấm dứt hoạt động khi bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản.
– Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
– Đã hết hạn hợp tác ghi nhận trong hợp đồng hợp tác.
– Mục đích hợp tác của các tổ viên đã đạt được.
– Tổ viên trong tổ hợp tác thỏa thuận về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
– Bị chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Khi lựa chọn một trong hai mô hình này thì cần lưu ý một số vấn đề pháp lý và những điểm khác biệt nêu trên để lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình. Liên hệ ngay đến luật sư doanh nghiệp để được tư vấn và giải đáp miễn phí về công ty hợp danh và tổ hợp tác.