Tái cấu trúc doanh nghiệp

Khi cấu trúc cũ không còn phù hợp với hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp mình. Vậy tái cấu trúc doanh nghiệp thể hiện như thế nào?

1. Khái quát về doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp hiện hành có quy định: doanh nghiệp là tổ chức, có tên riêng, tài sản riêng, có trụ sở hoạt động thương mại độc lập và phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp hoạt động độc lập vì doanh nghiệp thực hoạt động thương mại theo ý chí chủ quan của mình đó mà không chịu sự áp đặt của bất kỳ ai. Thể hiện thông qua 3 yếu tố:
  • Doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật không cấm.
  • Doanh nghiệp tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với quy mô kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tự do lựa chọn phạm vi về vốn và phạm vi về thị trường để tiến hành hoạt động kinh doanh.

2. Tái cấu trúc doanh nghiệp

2.1. Vai trò của tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc là quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng kết cấu cũ, đưa ra những giải pháp hay mô hình kinh doanh mới nhằm tạo những lợi thế cho doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu lâu dài, bền vững. Giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những chính sách, định hướng chiến lược mới.
Vai trò của tái cấu trúc doanh nghiệp:
– Giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu phương hướng hoạt động rõ ràng.
– Giảm các chi phí không cần thiết khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quản lý và tập trung tài chính hiệu quả, rõ ràng.
– Khi tái cấu trúc doanh nghiệp từ danh mục đầu tư thì sẽ có khả năng nâng cao lợi nhuận hơn là các mục đầu tư hiện tại.
– Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm.
– Tái cấu trúc nợ được sắp xếp lại giúp cho doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo thứ tự, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình cho các chủ nợ.
– Thiết lập lại cơ cấu, đào tạo nhân sự tốt hơn và nâng cao hiệu quả lãnh đạo doanh nghiệp.
Có thể thấy tái cấu trúc đem lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, vì vậy tái cấu trúc là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.2. Nội dung của tái cấu trúc doanh nghiệp

– Một kế hoạch tái cấu trúc thường sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như tái cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh hay các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
– Tái cấu trúc có thể được triển khai tại một mảng, nhiều mảng hay toàn bộ các mảng của doanh nghiệp nhằm cải thiện khả năng hoạt động của các bộ phận như bộ phận nhân sự, bộ phận bán hàng, bộ phận tài chính.

2.3. Nguyên nhân cần thiết để tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp để không kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp không xác định được chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình.
– Đội ngũ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp làm việc không hiệu quả.
– Cơ cấu tài chính của doanh chưa phù hợp với hình thức và quy mô kinh doanh, thiếu các hệ thống, công cụ kiểm tra, giám sát cần thiết.
– Trong vấn đề quản trị nguồn nhân sự thì doanh nghiệp quản lý còn yếu kém, không có các chính sách phù hợp.
– Trong nội bộ công ty chưa có sự phối hợp hoạt động hoặc sự phối hợp không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý.
+ Khi thuộc các trường hợp trên thì doanh nghiệp nên thực hiện tái cấu trúc để giúp cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, khắc phục được những khiếm khuyết còn tồn động và góp phần cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác.
+ Tuy nhiên hiện nay có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững đảm bảo phát triển lâu dài. Vì vậy cần xây dựng các biện pháp cụ thể để doanh nghiệp yên tâm thực hiện hoạt động kinh doanh.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Việt Luật luôn tự hào mang đến những gói dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ