Câu hỏi tình huống: Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Em tên Lê Văn V năm nay 20 tuổi. Bác em là khách hàng thường xuyên của công ty mình nên mách em tìm đến anh chị Luật sư để được tư vấn. Em cùng 1 người bạn muốn kinh doanh bất động sản cụ thể là thành lập công ty môi giới bất động sản bởi vì ngành này đang thu lại những lợi nhuận khá cao trong những năm gần đây theo đánh giá của chúng em, nhưng chúng em không biết rằng khi thành lập công ty cần phải có bằng cấp gì không? em và bạn hiện nay đều đang là công nhân chỉ có bằng trung học phổ thông và muốn khởi nghiệp khi đã có một số vốn nhỏ. Em hy vọng Luật sư Việt Luật tư vấn cho em. Em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới toàn bộ các Luật sư công ty Việt Luật.
Thành lập công ty có cần bằng cấp không?
Pháp luật ngoài hạn chế các trường hợp mà chúng tôi đã phân tích thì cũng quy định một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong đó có điều kiện với những người quản lý doanh nghiệp hoặc những người trực tiếp thực hiện công việc kinh doanh
Ví dụ: như khi thành lập công ty tư vấn du học thì những người trực tiếp tư vấn phải có bằng đại học, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học (Nghị định 135/2018/NĐ-CP)….Như vậy chúng ta đã có được câu trả lời cho câu hỏi thành lập công ty có cần bằng cấp không? Nhưng hãy yên tâm vì không phải ngành kinh doanh nào hay ngành kinh doanh có điều kiện nào cũng cần yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ.
Xem ngay: Tại sao phải thành lập công ty?
Với trường hợp của bạn, nếu đang muốn thành lập công ty môi giới bất động sản thì theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, công ty bạn phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Hiện nay hai bạn có thể tham gia các lớp đào tạo được mở theo quy định để được cấp sau đó thì có thể thành lập công ty để kinh doanh trong ngành “màu mỡ” này. Nếu không có chứng chỉ mà tiến hành kinh doanh thì sẽ bị tạm ngừng kinh doanh vì đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp. Chúc các bạn khởi nghiệp thuận lợi và thành công.
Trả lời: Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và gửi thắc mắc về hòm thư của đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật miễn phí của Việt Luật qua hotline 0965999345. Dựa trên những quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Luật kinh doanh bất động sản
Quyền thành lập công ty của cá nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
Công ty là một mô hình mà ở đó nhà kinh doanh có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo đúng quy định của pháp luật từ đó thu được lợi nhuận và có đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Mỗi chúng ta có thể thành lập công ty tuy nhiên trong những trường hợp nhất định lại bị hạn chế vì có thể ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc. Chúng ta có thể rõ hơn về vấn đề này qua những phân tích của chúng tôi dưới đây:
Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền thành lập doanh nghiệp như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật, trừ trường hợp tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;….”
Về cơ bản có 3 nhóm người/tổ chức sẽ không được tham gia thành lập, quản lý và góp vốn vào các công ty bao gồm:
- Thứ nhất là nhóm cá nhân/tổ chức thuộc Nhà nước: các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang (đây đều là tổ chức do nhà nước thành lập ví dụ như bệnh viện, trường học, Sở giáo dục và đào tạo….); những người đã được trúng tuyển, được bổ nhiệm và đang tham gia hoạt động tại cơ quan Nhà nước (bác sĩ, giáo viên…); những người làm việc trong quân đội nhân dân, công an nhân dân (hạ sĩ quan, sĩ quan…) thực hiện công việc bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo đảm tình tình an ninh trật tự trong nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (ví dụ như giám đốc công ty…). Những tổ chức cá nhân nêu trên đều sử dụng kinh phí và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tiền thuế của nhân dân đóng góp) để phục vụ cho chính nhân dân, nếu họ được đồng thời làm nhiệm vụ mà Nhà nước giao và thành lập công ty thì trách nhiệm của họ có thể sẽ không được hoàn thành tốt, ảnh hưởng đến quyền lợi nhân dân.
- Thứ hai là nhóm tổ chức không có tư cách pháp nhân/cá nhân chưa thành niên, bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. Đây là nhóm không có khả năng chịu trách nhiệm trước những hành vi của mình do vậy nếu những đối tượng trên không thể được thành lập công ty.
- Thứ ba là nhóm vi phạm quy định của pháp luật và đang phải chịu các hình phạt, hình thức xử phạt do pháp luật quy định (người đang ngồi tù, hưởng án treo, cai nghiện bắt buộc, bị cấm hành nghề kinh doanh….). Ý thức tuân thủ pháp luật cũng là một điều kiện được áp dụng bởi hoạt động kinh doanh cũng quan trọng, nếu không tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.
Xem ngay: Điều kiện thành lập công ty
Nếu còn thắc mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư doanh nghiệp chuyên thực hiện các thủ tục thành lập công ty trọn gói tại Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất ngay hôm nay.