Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện thành lập công ty bao gồm những gì? Đây là vấn đề đang được đông đảo lượng khách hàng của Việt Luật quan tâm. Vậy Các điều kiện cần thiết khi thành lập công ty là gì Việt Luật xin mời quý khách hàng theo dõi thông tin dưới đây để nắm rõ được các điều kiện cụ thể trước khi tiến hành thành lập công ty.

Điều kiện thành lập công ty

Căn cứ pháp luật: 

  • Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14
  • Luật đầu tư 2020
  • Nghị đinh 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

1. Điều kiện đối với người góp vốn, đại diện pháp luật của công ty

Yêu cầu chung về chủ sở hữu

Căn cứ theo điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định cụ thể ” Tất cả tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các trường hợp được nêu dưới đây không được phép đăng ký thành lập công ty

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự

Yêu cầu người đại diện theo pháp luật:

+ Có trình độ, cẩn trọng, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp

+ Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Chức danh thường thấy: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc kiêm 2 chức danh như Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.

Xem ngay: Thành lập công ty có cần bằng cấp hay không

2. Điều kiện về đặt tên công ty khi thành lập công ty

Tên doanh nghiệp là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt doanh nghiệp mang tên gọi đó với doanh nghiệp khác. Tên doanh nghiệp là thông tin quan trọng chính vì vậy phải đặt tên 1 cách chính xác theo quy định dưới đây.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp +  Tên riêng được viết trong bảng chữ cái tiếng Việt chữ số và ký hiệu

Đặt tên công ty
Đặt tên công ty khi thành lập doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp bao gồm 5 loại hình chính:

  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh

Ví dụ đặt tên công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Loại hình là: Công ty cổ phần

Tên riêng của công ty là: Dịch vụ tư vấn Việt Luật

  • Trong đó dịch vụ tư vấn là ngành nghề kinh doanh của công ty khi đăng ký (điều này có thể có hoặc không đều được)
  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài theo hệ chữ La Tinh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký của doanh nghiệp trong các trường hợp sau
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị xã hội.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã phá sản.

3. Điều kiện đối với địa chỉ trụ sở chính công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

– Căn cứ vào Luật doanh nghiệp địa chỉ của công ty phải bao gồm các thành tố sau: Số nhà, Tên Đường, Tên Thôn (Xóm), Tên Phường (Xã) , Tên Quận (Huyện), Tỉnh (Thành phố), Việt Nam

Ví dụ: Địa chỉ của công ty Việt Luật là: Số 8, ngõ 22 Đường Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

  • Trụ sở chính của công ty là nơi bắt buộc phải treo biển tên của công ty
  • Trụ sở chính của công ty có thể được đăng ký ở nhà mặt đất hoặc chung cư thương mại văn phòng và không được phép đăng ký hoạt động công ty ở nhà tập thể hoặc chung cư để ở.
  • Một địa chỉ có thể được đăng ký cho nhiều công ty làm trụ sở chính, tuy nhiên các công ty phải đăng ký khác tầng, khác phòng.

Một số lưu ý là thành lập công ty không cần phải có sổ hộ khẩu. Ví dụ bạn có dự định thành lập công ty tại TP Hà Nội thì bạn không nhất thiết phải có sổ hộ khẩu tại Hà Nội.

Doanh nghiệp sau khi thành lập có thể làm thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

Xem thêm:  Dịch vụ thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty

4. Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh của công ty

– Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào trừ các ngành nghề bị nghiêm cấm kinh doanh.

– Danh sách ngành nghề bị cấm kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư

– Danh sách ngành nghề được quy định trong Quyết định 27/2018 về hệ thống ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề được mã số ngành từ cấp 1 đến mã số ngành cấp 5

  • Mã ngành cấp 1: chữ cái từ A – U
  • Mã ngành cấp 2: sau vị trí mã ngành cấp 1, có hai chữ số
  • Mã ngành cấp 3: sau vị trí mã ngành cấp 1 và cấp 2, có 3 chữ số
  • Mã ngành cấp 4: sau vị trí mã ngành cấp 1, 2, 3; có 4 chữ số
  • Mã ngành cấp 5: sau vị trị mã ngành cấp 1, 2, 3, 4; có 5 chữ số

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có thể hoạt động được thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục xin giấy phép con tại cơ quan chức năng trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Ví dụ: Đối với ngành nghề du lịch lữ hành cần phải xin giấy phép con kinh doanh du lịch lữ hành.

Để biết ngành nghề kinh doanh công ty mình có thuộc vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không thì xin mời tham khảo bài viết bên dưới.

Bài viết liên quan:  Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

5. Điều kiện đăng ký vốn khi thành lập

von-dieu-le-khi-thanh-lap-cong-ty
Điều kiện đăng ký vốn điều lệ

– Vốn điều lệ là khoản tiền, tài sản được chủ sở hữu, thành viên cùng góp vào công ty để làm khoản vốn chi trả cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy vốn điều lệ cần bao nhiêu là đủ?

Hiện tại Luật doanh nghiệp không có quy định rõ số vốn điều lệ tối thiểu và số vốn điều lệ tối đa mà các công ty cần phải đăng ký khi mở công ty. Trừ các trường hợp công ty thành lập muốn kinh doanh ngành nghề có yêu cầu cần vốn pháp định. Các ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

– Với kinh nghiệm của Việt Luật thì quý khách hàng trước khi thành lập công ty cần phải dự trù các khoản chi phí xây dựng công ty, kinh doanh duy trì công ty, thuê văn phòng, nhân viên,… làm sao để đủ cho doanh nghiệp hoạt động. Sau này nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, có doanh thu thì có thể tiến hành làm các thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty lên để có thể phù hợp hơn về tình hình kinh doanh ở thời điểm đó của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ cao thì sẽ chịu mức thuế môn bài cao. Nếu vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ là 3 triệu từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu 1 năm

Xem chi tiết về :

6. Điều kiện đối với loại hình công ty, doanh nghiệp

– Khi thành lập công ty bắt buộc phải lựa chọn loại hình hoạt động của công ty.

lua-chon-loai-hinh-doanh-nghiep-khi-thanh-lap
Điều kiện về loại hình doanh nghiệp

– Loại hình doanh nghiệp là 1 trong những điều vô cùng quan trọng khi đăng ký thành lập công ty. Bởi vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý cũng như phương thức hoạt động của công ty. Theo Luật doanh nghiệp bao gồm 5 loại hình doanh nghiệp chính là:

  • Công ty Hợp Danh
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Dựa vào số thành viên tham gia góp vốn:

 Nếu số thành viên tham gia góp vốn vào công ty gồm 1 thành viên thì có thể chọn công ty TNHH 1 thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên) hoặc doanh nghiệp tư nhân.

So với doanh nghiệp tư nhân thì công ty TNHH 1 thành viên có được nhiều ưu điểm và ít rủi ro hơn so với Doanh nghiệp tư nhân nên được nhiều người lựa chọn hơn.

Nếu công ty có số thành viên tham gia góp vốn là 2 thành viên trở lên có thể lựa chọn các loại hình sau: Công ty hợp danh hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên (công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) sẽ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ. Cũng giống như công ty TNHH 1 thành viên công ty TNHH 2 thành viên mang lại nhiều ưu điểm và ít rủi ro hơn so với công ty hợp danh.

Đối với công ty có số thành viên góp vốn từ 3 trở lên thì có thể chọn loại hình công ty cổ phần. Số thành viên tham gia góp vốn từ 3 thành viên trở lên, có thể phát hành chứng khoán và phù hợp với những doanh nghiệp lớn có quy mô.

Điều kiện đối với giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty

Chủ thể doanh nghiệp, thành viên tham gia góp vốn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cá nhân sau để mở công ty:

– Bản sao công chứng hợp pháp giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.

– Ngoài ra khách hàng có thể cần cung cấp thêm một số giấy tờ khác: như lý lịch tư pháp, chứng chỉ của người đại diện theo pháp luật công ty với một số ngành nghề yêu cầu; giấy tờ chứng minh trụ sở chính,…

Trên đây là những thông tin cần thiết khách hàng cần phải tham khảo về điều kiện thành lập công ty. Mong rằng bài viết của Việt Luật sẽ giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi: Muốn thành lập công ty cần những gì? Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp với Việt Luật để được giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện thành lập công ty hay còn gọi là điệu kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây:

  • Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ đầy đủ theo quy định
  • Đóng đầy đủ phí, lệ phí cho nhà nước
  • Cam kết không hoạt động trái pháp luật, không hoạt động các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh
  • Tên của doanh nghiệp phải được đặt đúng theo quy định pháp luật
  • Các thông tin của doanh nghiệp sẽ liên quan mật thiết tới hồ sơ khi đăng ký doanh nghiệp. Để thành lập công ty, doanh nghiệp phải có hồ sơ đầy đủ và các thông tin cũng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đề ra.
  • Doanh nghiệp phải kê khai trung thực, chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Và chịu trách nhiệm đối với những hồ sơ, giấy tờ của công ty.
  • Không được giả mạo thông tin để mở công ty, không được làm giả hồ sơ, giấy tờ.
  • Không được kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký.
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ngoài các chỉ tiêu được quy định thì chữ ký của các thành viên tham gia góp vốn phải là duy nhất không trùng nhau. Không mạo danh chữ ký.

——————————————–
⌨️: INBOX chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
☎️: Hoặc liên hệ công ty Việt Luật:
– Hotline: 0985 989 256 – 0965 999 345
– Zalo: 0965 999 345 – 0985 989 256
– Website: https://tuvanvietluat.com/
Địa chỉ trụ sở: Tầng 5 Số 45 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ