Thay đổi tên công ty tại Hà Nội

Thủ tục thay đổi tên công ty tại Hà Nội: Tên công ty là một trong những cách định hình thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp cho khách hàng nhận biết các loại hình công ty, doanh nghiệp với nhau trong cùng một lĩnh vực. Thế nên việc đặt tên công ty là một trong những yếu tố thiết yếu trong bước đầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhưng vì lý do nào đó, doanh nghiệp cần phải thay đổi tên công ty tại Hà Nội hoặc bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý khách hàng những thủ tục và lưu ý khi cần thay đổi tên công ty.

/thu-tuc-thay-doi-ten-cong-ty-tai-ha-noi

Dịch vụ thay đổi tên công ty tại Hà Nội  – Công ty Việt Luật cung cấp

Những trường hợp buộc phải thay đổi tên công ty

– Chủ sở hữu, hội đồng tv, đại hội đồng cổ đông, … quyết định thay đổi tên công ty
– Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thay đổi tên công ty do gây nhầm lẫn, vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp
– Công ty có nhu cầu thay đổi loại hình doanh nghiệp

Cách đặt tên công ty theo đúng quy định pháp luật

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp bắt buộc phải là tiếng Việt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể có tên theo tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành phần theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong bất kỳ trường hợp nào, công ty luôn phải thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp khi thay đổi loại hình doanh nghiệp.

– Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp không bắt buộc phải có. Trong trường hợp công ty muốn dịch sang tên nước ngoài thì phải dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Lưu ý rằng tên theo tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.

– Tên viết tắt của công ty cũng không bắt buộc. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

Những điều cấm khi thay đổi tên công ty tại hà nội

– Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của những doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

– Sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, trừ khi được các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó cho phép.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Sử dụng tên thương mại,chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu,  đã được bảo hộ, trừ trường hợp được sự đồng ý của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đó.

Thủ tục thay đổi tên công ty tại Hà Nội

  • Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty
  • Tra cứu tên công ty dự định thay đổi, tránh trường hợp trùng, gây nhầm lẫn khi thay đổi tên công ty
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định tại Điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm:

  • Phòng đăng ký kinh doanh số – Địa chỉ: Tầng 2, nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên, Hà Nội.
  • Bộ phận hồ sơ một cửa (Sở kế hoạch & Đầu tư + Công an Hà Nội) – Địa chỉ: Tầng 2, nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên, Hà Nội
  • Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch & Đầu tư – Địa chỉ: Tầng 2, nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên, Hà Nội.
  • Các phòng, ban khác và phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở kế hoạch & Đầu tư Hà Nội – Địa chi: 16 Cát Linh.

– Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đổi tên công ty và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.

– Doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc lại dấu công ty theo tên đã thay đổi và công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia

Hồ sơ thay đổi tên công ty tại Hà Nội

– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu Phụ II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT
– 01 Quyết định thay đổi tên công ty của chủ sở hữu công ty (đối với CT TNHH 01 Thành viên), chủ tịch hội đồng thành viên (đối với CT TNHH 02 Thành viên trở lên), đại hội đồng cổ đông ( đối với CTCP) hoặc của các thành viên hợp danh (đối với CTHD)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp ghi nội dung về việc thay đổi tên công ty của hội đồng thành viên (đối với CT TNHH 02 thành viên trở lên), đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP) hoặc của các thành viên hợp danh (đối với CTHD).
– 01 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (xuất trình bản chính khi nộp hồ sơ)

Những lưu ý sau khi thay đổi tên công ty

1. Thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Con dấu là tài sản riêng của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng con dấu cần phải đúng với quy định của pháp luật. Mỗi con dấu phải chứa đựng đầy đủ nội dung về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp, vậy nên khi doanh nghiệp thay đổi tên công ty thì việc thay đổi con dấu là rất cần thiết.

Sau khi đã thay đổi con dấu pháp nhân, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu mới với cơ quan đăng ký kinh doanh. Thủ tục thông báo mẫu dấu hiện nay được thực hiện 100% qua mạng online trên trang web dangkykinhdoanh.gov.vn.

Doanh nghiệp giữ lại Giấy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thực hiện thủ tục tại ngân hàng hoặc các đơn vị khác trong thời gian chờ đợi cơ quan khắc dấu tiến hành khắc dấu mới cho doanh nghiệp.

2. Thông báo với cơ quan có liên quan

Việc thay đổi tên công ty không làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ khác của công ty. Sau khi đổi tên, công ty cần thông báo đến các cơ quan có liên quan như cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác kinh doanh và các cơ quan quản lý chuyên ngành về sự thay đổi này để đính chính lại những thông tin trong quá trình chuyển khoản, xuất hóa đơn cho doanh nghiệp

3. In lại hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)

Tương tự như con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, tên hóa đơn cũng mang giá trị pháp lý cho công ty. Vậy nên khi thay đổi tên công ty thì sẽ kéo theo việc thay đổi cả tên hóa đơn. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục hủy hóa đơn cũ, in hóa đơn mới và cuối cùng là thông báo phát hành hóa đơn mới đó.

– Hiện nay, các công ty có nhu cầu thay đổi tên công ty không cần phải nộp mẫu 08-MST cho cơ quan thuế như trước đây nữa. Bởi việc cập nhật thông tin thuế này sẽ do Phòng Đăng ký kinh doanh đảm nhiệm thông qua hoạt động nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đẩy thông tin lên website. Thời điểm doanh nghiệp được coi là đã hoàn thành thủ tục là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, khi đó doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải báo cho cơ quan thuế nữa.

– Trong trường hợp nhận thấy thông tin thuế chưa được đổi sang tên công ty mới, công ty có thể thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn giá trị gia tăng thì sau khi thay đổi tên công ty cũng cần phải thay đổi hóa đơn giá trị gia tăng vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của công ty. Thực hiện theo một trong 2 cách:

  • Cách thứ nhất: Khắc dấu tên mới của công ty, đóng vào hóa đơn và thông báo thay đổi mẫu hóa đơn đặt in cho cơ quan thuế
  • Cách thứ hai: Thông báo hủy những hóa đơn cũ còn tồn dư, đặt in mẫu hóa đơn mới và thông báo sử dụng mẫu hóa đơn mới đó cho cơ quan thuế

TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT LUẬT?

  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn, nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
  • Tư vấn chính xác đúng luật, dễ hiểu, giá cả hợp lý
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không rườm rà
  • Dịch vụ trọn gói từ khâu tư vấn cho đến khi nhận được sự hài lòng của khách hàng !

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng của Việt Luật gửi tới quý khách hàng có nhu cầu thay đổi tên công ty, thay đổi tên doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Luật sư của Việt Luật để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ