Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty

Giảm vốn điều lệ là nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi công ty nhằm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình. Với từng loại hình công ty khác nhau thì việc thực hiện giảm vốn cũng khác nhau. Vậy điều kiện giảm vốn điều lệ công ty được quy định như thế nào?

giam-von-dieu-le-cong-ty-min
Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty

Các hình thức giảm vốn điều lệ công ty

Công ty khi tiến hành giảm vốn thì phải thuộc các trường hợp do pháp luật quy định chứ không phải lúc nào công ty muốn giảm vốn cũng được. Theo quy định pháp luật thì có 03 trường hợp phải tiến hành giảm vốn điều lệ của công ty, đó là:

– Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên/cổ đông công ty.
– Công ty mua lại cổ phần/ vốn góp của thành viên công ty.
– Vốn điều lệ không được thành viên/cổ đông công ty thành toán đầy đủ và đúng hạn.

Xem thêm:  Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

Công ty hoàn trả một phần vốn góp 

Khi công ty thực hiện việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp hoàn trả lại phần vốn góp cho cổ đồng/thành viên công ty thì cần phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Công ty chỉ được hoàn trả phần vốn góp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh.
– Công ty hoàn trả phần vốn góp theo tỷ lệ sở hữu của thành viên/cổ đông trong vốn điều lệ của công ty.
– Công ty hoàn trả nếu đã tiến hành liên tục các hoạt động kinh doanh của mình tối thiểu 02 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty phải bảo đảm được việc thanh toán được các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ đúng hạn của công ty sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên/cổ đông công ty.

Công ty mua lại cổ phần/phần vốn góp 

Giảm vốn trong công ty cổ phần

Việc giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần trong trường hợp này được thực hiện theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty.
Trường hợp mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông biểu quyết phản đối việc tổ chức lại công ty hoặc phản đối việc thay đổi quyền, nghĩa vụ của mình trong Điều lệ công ty. Khi đó cổ đông biểu quyết có quyền yêu cầu công ty mua lại số cổ phần mà mình sở hữu, yêu cầu phải được lập thành văn bản và có đủ các nội dung theo yêu cầu và phải được gửi đến công ty trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề đó.

Trường hợp mua lại cổ phần theo quyết định của công ty thì phải đáp ứng được một số điều kiện sau:

– Công ty quyết định mua lại cổ phần nhưng không được lớn hơn 30% số cổ phần phổ thông đã bán hoặc số cổ phần ưu đãi cổ tức mà công ty đã bán.
– Công ty quyết định mua lại cổ phần tương ứng với tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong phạm vi vốn điều lệ. Công ty phải thông báo đến tất cả cổ đông công ty trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định mua được thông qua. Cổ đông mà đồng ý bán thì phải gửi chào bán cổ phần của mình đến công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty ra thông báo.
– Công ty phải bảo đảm thanh toán được các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty khi đến hạn.
– Công ty phải tiến hành làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với mệnh giá cổ phần mua lại trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành thanh toán mua lại cổ phần.

Xem thêm:  Chuyển nhượng vốn công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ công ty tnhh

Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên trong công ty theo yêu cầu của họ. Theo đó thì thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp mà mình sở hữu khi thành viên đó bỏ phiếu không tán thành nghị quyết của Hội đồng thành viên về việc tổ chức lại công ty, sửa đổi các quyền, nghĩa vụ của thành viên, HĐTV hoặc các trường hợp khác mà Điều lệ có quy định. Thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp phải thông báo bằng văn bản cho công ty biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày HĐTV thông qua nghị quyết về các nội dung trên.

Thành viên/cổ đông công ty góp không đủ và đúng thời hạn đã cam kết góp vào vốn điều lệ công ty

  • Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì thời hạn để cổ đông CTCP, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ của công ty là 90 ngày.
  • Nếu hết thời hạn 90 ngày mà thành viên/cổ đông công ty chưa góp đủ vốn đã đăng ký thành lập công ty phải báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và phải tiến hành đăng ký giảm vốn điều lệ đúng với số vốn thực mà các thành viên đã góp.
  • Nếu quá thời hạn mà công ty không thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về thời hạn trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty

Khi thuộc một trong các trường hợp trên thì công ty tiến hành giảm. Hồ sơ thủ tục yêu cầu giảm vốn điều lệ công ty bao gồm:
– Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty theo mẫu do pháp luật quy định.
– Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ của công ty.
– Danh sách thành viên/cổ đông mới nếu việc giảm vốn điều lệ làm thay đổi thành viên/cổ đông công ty,
– Các tài liệu, báo cáo tài chính của công ty đến thời điểm giảm vốn điều lệ.
– Các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.
Công ty tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở của công ty. Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét, kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành giảm vốn điều lệ cho công ty.
Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ thì công ty phải công bố công khai những thông tin thay đổi trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thay đổi.

Dịch vụ giảm vốn điều lệ công ty tại Việt Luật

– Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về vốn điều lệ công ty theo từng loại hình khác nhau
– Tư vấn về các trường hợp phải tiến hành giảm vốn điều lệ
– Tư vấn giảm vốn công ty TNHH
– Tư vấn giảm vốn công ty cổ phần
– Hoàn thiện hồ sơ thủ tục giảm vốn cho khách hàng khi đăng ký dịch vụ
– Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Nhận và bàn giao kết quả cuối cùng tới khách hàng
Giảm vốn điều lệ doanh nghiệp là hoạt động cần thiết khi công ty thuộc một trong các trường hợp phải tiến hành đăng ký giảm vốn điều lệ để tránh việc bị cơ quan nhà nước xử phạt hành vi của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay Việt Luật để được tư vấn và giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ