Tài sản góp vốn trong doanh nghiệp có thể là tiền, vàng, tài sản có thể định giá được bằng tiền Việt Nam. Máy móc cũng là một loại tài sản. Vậy thủ tục góp vốn bằng máy móc được pháp luật hiện nay quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty tư vấn Việt Luật xin gửi đến doanh nghiệp thông tin cơ bản về vấn đề này.
Nội dung bài viết
Khái quát hoạt động góp vốn bằng máy móc
Việc góp vốn bằng tài sản không đăng ký quyền sở hữu sẽ được thực hiện bằng hoạt động giao nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản giữa hai bên. Hình thức đối với biên bản này yêu cầu cần ghi rõ tên công ty, địa chỉ công ty; họ và tên, HKTT, CMND/ Hộ chiếu, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại, số lượng, giá trị tài sản góp vốn; tỷ lệ giá trị tài sản trong vốn điều lệ; ngày giao nhận tài sản; chữ ký của người góp và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty nhận tài sản tại cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn thì không phải nộp lệ phí trước bạ cho cơ quan nhà nước. Đối với tài sản sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thì không cần chuyển quyền sở hữu.
Trình tự, thủ tục góp vốn bằng tài sản bằng máy móc
Bước 1: Định giá tài sản trước khi tiến hành thủ tục góp vốn bằng máy móc
Tại thời điểm thành lập công ty: Máy móc phải được thành viên định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc công ty có thể nhờ một tổ chức thẩm định giá để định giá trị của tài sản. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì phải được đa số các thành viên của công ty đồng ý. Tại thời điểm góp vốn nếu tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế thì các thành viên liên đới góp giá trị chênh lệch và cùng chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế.
Trong quá trình thành lập: Chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá ( nhưng phải được người góp vốn và doanh nghiệp đồng ý). Tại thời điểm góp vốn nếu tài sản được định giá cao hơn thực tế thì người góp vốn, doanh nghiệp cùng liên đới góp số chênh lệch và liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại.
Bước 2: Công ty soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định
Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được thực hiện như sau:
– Trường hợp chủ thể góp vốn bằng máy móc không kinh doanh: Hồ sơ cần có các văn bản gồm:
+ Biên bản chứng nhận góp vốn
+ Biên bản giao nhận tài sản.
Trường hợp chủ thể góp vốn kinh doanh: Hồ sơ góp vốn bằng máy móc phải có:
+ Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh
+ Hợp đồng liên doanh liên kết
+ Biên bản định giá tài sản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
+ Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc tài sản.
Bước 3: Chuyển quyền sở hữu máy móc dùng để góp vốn
Như đã phân tích ở trên, máy móc không đăng ký quyền sở hữu thì chỉ cần có biên bản giao nhận tài sản chứ không cần tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu. Công ty có thể yêu cầu bên góp máy móc cung cấp các tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với máy móc như Hợp đồng mua bán máy móc. Nếu máy móc dùng để góp vốn có đăng ký quyền sở hữu thì phải tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản sang tên công ty.
>> Xem thêm: Thủ tục thay thế cổ đông sáng lập
Trên đây là bài viết của Công ty tư vấn Việt Luật cung cấp cho doanh nghiệp về vấn đề Thủ tục góp vốn bằng máy móc. Nếu doanh nghiệp còn vướng mắc liên quan đến thủ tục góp vốn khác khi thực hiện công việc thành lập doanh nghiệp nhanh , hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất