Cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm thường kinh doanh đa dạng hàng hoá, đồ tiêu dùng và nhập nguồn hàng từ nhiều nhà phân phối khác nhau. Với mục đích kiếm được lợi nhuận cao nên những nhà phân phối nào mà chào bán với giá nhập rẻ thì sẽ thường được chủ cửa hàng ưu tiên nhập nguồn hàng về để bán lẻ. Vì vậy không khỏi tránh tình trạng cửa hàng nhập hàng giả, hàng kém chất lượng về bán. Với những trường hợp này thì việc xử phạt cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm được thực hiện như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Việt Luật giải đáp qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
I/ Khái quát về hoạt động của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
Kinh doanh văn phòng phẩm là hoạt động kinh doanh nhiều mặt hàng, đồ dùng khác nhau như bút, sách, vở, cặp,…. Cùng với nhiều nhà phân phối, thương hiệu trên thị trường nên việc nhập nhiều nguồn hàng, kể cả nguồn hàng không rõ nguồn gốc thường xuyên xảy ra. Dẫn đến tình trạng cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm là nơi xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái. Ví dụ máy tính casio là một trong những đồ dùng văn phòng phẩm bị nhái nhiều do đây là đồ dùng thiết yếu của bất kỳ học sinh nào. Tuy nhiên, việc mua bán một chiếc máy tính casio chính hãng thường đi kèm với giá ” đắt đỏ”. Nếu bán với giá đó thì rất khó bán với đối tượng học sinh. Do vậy, các cửa hàng xu hướng nhập chiếc máy casio ” giả”, ” nhái” với mẫu mã, chức năng tương tự nhưng giá mềm hơn để dễ bán.
Thông thường nếu không bị cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất thì khó mà phát hiện được tình trạng cửa hàng kinh doanh những mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do vậy, việc phát hiện được cửa hàng bán hàng giả, hàng kém chất lượng thường được phát hiện qua các cuộc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý thị trường. Khi phát hiện thấy vi phạm, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt và tịch thu tang vật là hàng giả và kém chất lượng.
II/ Hình thức xử phạt cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
- Phạt cảnh cáo chủ cửa hàng có vi phạm.
- Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cửa hàng.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
- Phạt cảnh cáo với chủ cửa hàng
- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng với hành vi vi phạm của cửa hàng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhưng có giá trị không vượt quá tiền phạt ( không quá 25.000.000 đồng)
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, theo đó:
- Buộc của hàng khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc cửa hàng tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
- Buộc cửa hàng tiến hành các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc cửa hàng đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện.
- Buộc cửa hàng tiến hành huỷ hàng hóa. đồ dùng gây hại cho sức khỏe con người,môi trường, cây trồng, vật nuôi, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Buộc cửa hàng phải cải chính những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
- Buộc cửa hàng loại bỏ những yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm, thu hồi lại sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.
- Buộc cửa hàng nộp lại toàn bộ số lợi nhuận có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tiêu hủy trái quy định.