Nhà thầu chưa đăng ký có được phép tham gia đấu thầu không?

Nhà thầu chưa đăng ký thì có được tham gia dự thầu hay không? Nhà thầu muốn tham gia đấu thầu bằng các hình thức, phương pháp khác nhau mà chưa có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề mà mình đấu thầu thì có được tham gia đấu thầu với các chủ thể khác nhau không? Điều kiện và trình tự tham gia đấu thầu khi đó được thực hiện như thế nào?
nha-thau-chua-dang-ky-co-duoc-tham-gia-dau-thau-khong

1. Khái quát về đấu thầu và tham gia đấu thầu

Theo quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành thì bản chất của đấu thầu là quá trình chủ đầu tư hoặc bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu nhất định trong số các nhà thầu tham gia đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định.
Mục đích của đấu thầu là các nhà thầu cạnh tranh nhau để giành gói thầu thỏa mãn được các yêu cầu về chất lượng, chi phí giá cả, công nghệ kỹ thuật của mình. Còn mục đích của nhà thầu là cung cấp các hàng hóa, dịch vị thông qua gói thầu với giá cả hợp lý để bù đắp các chi phí và đảm bảo được mức lợi nhuận cao nhất của gói thầu đó mang lại cho mình.

Các hình thức đấu thầu bao gồm:

– Đấu thầu rộng rãi:  là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, được áp dụng cho tất cả các dự án, gói thầu thuộc sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu trừ các trường hợp đấu thầu theo hình thức khác.
– Đấu thầu hạn chế: đây là hình thức áp dụng đối với các gói thầu có tính đặc thù và có yêu cầu cao về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mà không phải nhà thầu nào cũng đáp ứng được các điều kiện đó, chỉ có một số ít nhà thầu thỏa mãn các điều kiện của gói thầu.
– Chỉ định thầu: đâu là hình thức bên mời thầu chỉ định trực tiếp nhà thầu để tiến hành thỏa thuận, thương lượng hợp đồng mà không cần thông qua đấu thầu giữa các nhà thầu.
– Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: đây là hình thức mà mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 yêu cầu chào hàng khác nhau. Đơn vị trúng thầu đưa ra giá thấp nhất và không có việc thương thảo về giá.
– Mua sắm trực tiếp: đây là hình thức áp dụng đối với các gói thầu mua hàng hóa tương tự đối với cùng một dự án và các dự toán mua bán khác. Việc mua trực tiếp phải đảm bảo rằng mức giá hàng hóa không được vượt quá giá trong hợp đồng đã ký trước đó.
– Tự thực hiện: đây là hình thức áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện mà không cần qua nhà thầu nào.
– Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: đây là hình thức được áp dụng đối với những gói thầu mà có ngành nghề đặc biệt và có những yêu cầu, điều kiện đặc biệt riêng.
– Tham gia thực hiện của cộng đồng: đây là hình thức mà gói thầu được giao cho cộng đồng, tổ chức, nhóm thợ tại địa phương nhất định thực hiện.

Các phương thức đấu thầu bao gồm:

– Phương thức 1 giai đoạn – một túi hồ sơ.
– Phương thức 1 giai đoạn – hai túi hồ sơ.
– Phương thức 2 giai đoạn – một túi hồ sơ.
– Phương thức 2 giai đoạn –  hai túi hồ sơ.

2. Nhà thầu chưa đăng ký thì có được tham gia dự thầu hay không?

Khi tham gia dự thầu thì nhà thầu phải có tư cách hợp lệ được pháp luật và các bên chấp nhận.
Tư cách hợp lệ của nhà thầu được pháp luật đầu tư hiện hành quy định như sau:

Đối với nhà thầu là tổ chức: nhà thầu có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được các điều kiện sau:

– Tổ chức đó phải có đăng ký thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Tổ chức đó phải được hạch toán tài chính độc lập, rõ ràng, minh bạch.
– Tổ chức không được đang trong quá trình giải thể doanh nghiệp hay lâm vào tình trạng phá sản.
– Tổ chức tham gia đấu thầu phải là tổ chức đã đăng ký trên hệ thống đấu thầu trên cổng thông tin quốc gia.
– Đang không trong thời gian bị pháp luật cấm tham dự thầu và phải đảm bảo tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu.
– Đối với trường hợp lựa chọn danh sách ngắn thì phải có tên trong danh sách đó.
– Tổ chức phải tiến hành liên doanh với các nhà thầu khác khi tham dự đấu thầu quốc tế.

Đối với nhà thầu là cá nhân: nhà thầu có tư cách hợp lệ khi đáp ứng:

– Có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
– Có chứng chỉ chuyên môn theo yêu cầu quy định.
– Có đăng ký hoạt động hợp pháp
– Đang không trong thời gian cấm dự thầu và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình.
Nhà thầu khi đáp ứng được các điều kiện trên thì có tư cách hợp lệ, được quyền tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh, trường hợp này phải có văn bản thỏa thuận liên danh giữa các bên.
Vì điều kiện trên chỉ yêu cầu nhà thầu có đăng ký hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện khác thì có tư cách hợp pháp để tham gia đấu thầu. Còn pháp luật không bắt buộc là nhà thầu phải đăng ký ngành nghề trong hồ sơ dự thầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy mà chủ đầu tư hoặc bên mời thầu khi lựa chọn nhà thầu thì không được loại bỏ nhà thầu mà trên giấy phép hoạt động không có ngành nghề trong hồ sơ dự thầu.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ