Vốn đầu tư là gì? Đặc điểm của vốn đầu tư

Khi tiến hành đầu tư kinh doanh của một dự án thì cần nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư đó, được gọi là vốn đầu tư. Có nhiều người thắc mắc khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư kinh doanh thì nguồn vốn đầu tư có phải vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không? Vậy vốn đầu tư là gì, đặc điểm của vốn đầu tư được thể hiện như thế nào? Bài viết sau đây xin cung cấp một số vấn đề pháp lý cơ bản về vốn đầu tư:

  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư tại Việt Nam

von-dau-tu

1.Vốn đầu tư là gì?

– Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.
– Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
– Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
– Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.
– Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với những doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). 
– Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư tiếng anh là gì?

– Vốn đầu tư (tiếng Anh: Capital Investment) là khoản tiền mà một doanh nghiệp nhận được để tiếp tục các mục tiêu kinh doanh, hoặc là khoản tiền công ty bỏ ra để mua các tài sản dài hạn.

2. Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ thường được dùng phổ biến và bao trùm hơn là vốn đầu tư nên nhiều người mặc định khi đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư dựa vào nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên do bản chất của hai nguồn vốn này là khác nhau nên không thể đồng nhất vốn đầu tư chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Bởi vốn đầu tư bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.

Do đó mà vốn đầu tư bao quát hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có thể bỏ ra toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một phần vốn điều lệ để tiến hành kinh doanh bên cạnh các nguồn vốn huy động khác.

Trong một số trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện dự án đó mà không có huy động từ nguồn vốn nào khác thì khi đó, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này cũng không được đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ.

Ưu điểm của vốn đầu tư

Vốn đầu tư có thể linh hoạt tùy từng trường hợp thực hiện dự án đầu tư cụ thể. Doanh nghiệp khi tiến hành từng dự án thì vốn đầu tư sẽ khác nhau, do đó không thể đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Thành lập công ty

Do đó để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án thì doanh nghiệp thực hiện có thể góp vào vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp mình bên cạnh các nguồn vốn huy động đầu tư khác.

Trên đây là những vấn đề pháp lý về vốn đầu tư thực hiện dự án và những đặc điểm của nó để phân biệt với vốn điều lệ của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến 0965999345 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ