Lợi ích của việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh công ty

Sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động, để mở rộng địa bàn kinh doanh cũng như quy mô hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu mở các đơn vị trực thuộc như chi nhánh, VPDD, địa điểm kinh doanh. Xin mời quý khách hàng theo dõi bài viết lợi ích của việc thành lập chi nhánh,  văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh công ty.

Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty

Mỗi một đơn vị trực thuộc đều có một chức năng, nhiệm vụ và tất nhiên sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích khác nhau. Vì vậy, tại bài viết này, Việt Luật sẽ cung cấp cho Qúy khách hàng một cái nhìn tổng quát về từng đơn vị trực thuộc và lợi ích mà nó mang lại.

Thứ nhất: Chi nhánh công ty: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành – nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành – nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

– Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh các tỉnh, thành phố khác nhau.
– Chi nhánh không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên về hoạt động kinh doanh thì chi nhánh được phép thực hiện những hoạt động thương mai, kinh doanh để sinh lời với phạm vi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nhưng không phải ngành nghề kinh doanh nào được doanh nghiệp đăng ký thì chi nhánh công ty cũng được phép hoạt động. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty đó là thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng mà doanh nghiệp ủy quyền.

  • Thuê trụ sở làm việc, thuê hoặc mua các vật dụng, phương tiện cần thiết để chi nhánh hoạt động
  • Có thể tuyển dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài để làm việc miễn là tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành;
  • Ký kết hợp đồng tại lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động của chi nhánh đã được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh đồng thời phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Có thể mở tài khoản bằng đồng Việt Nam hay đồng ngoại tệ tại bất kỳ ngân hàng nào được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Được quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty;
  • Được phép thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa khác phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chi nhánh cũng có quyền lựa chọn hình thức hạch toán cho mình, chế độ hạch toán độc lập hoặc chế độ hạch toán phụ thuộc vào công ty tùy thuộc vào nhu cầu của chi nhánh và yêu cầu của công ty.

Theo quy định trên, có thể nói chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc có chức năng rộng và thực hiện được đầy đủ phạm vi ủy quyền của doanh nghiệp.

Lợi ích của việc thành lập văn phòng đại diện công ty

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”

  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc, thay mặt công ty giao dịch với khách hàng;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.

Tuy nhiên văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác, không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp và văn phòng đại diện chỉ được lựa chọn hình thức hạch toán là hạch toán độc lập. Doanh nghiệp cần lưu ý, trong quá trình giao dịch, văn phòng chỉ được ký kết hợp đồng khi có văn bản ủy quyền của công ty cho văn phòng đại diện đó, nội dung ủy quyền phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, nghiên cứu thị trường mới và không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì việc mở văn phòng đại diện là một lựa chọn hợp lý.

Lợi ích của việc thành lập địa điểm kinh doanh của công ty

Là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

– Nếu như văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện cho công ty giao dịch với khách hàng, nghiên cứu thị trường thì địa điểm kinh doanh lại là đơn vị phụ thuộc có ưu điểm hơn nhờ chức năng được kinh doanh trực tiếp tại địa chỉ đã đăng ký. Trước đây, pháp luật chỉ cho phép doanh nghiệp lập địa điểm kinh doanh ở cùng tỉnh, thành phố với công ty nhưng từ ngày 10 tháng 10 năm 2018, Nghị định 108/2018 của Chính phủ có hiệu lực thì doanh nghiệp được phép lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt địa chỉ công ty. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vì địa điểm kinh doanh là loại hình đơn vị phụ thuộc thành lập khá đơn giản, chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của công ty và khi công ty không có nhu cầu hoạt động nữa thì việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cũng không phức tạp. Lợi ích thành lập chi nhánh

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố thì cần mở mã số thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở để hoàn tất thủ tục đăng ký thuế cho địa điểm kinh doanh.

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về lợi ích thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh công ty. Để tư vấn hồ sơ cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nắm rõ thông tin chi tiết.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ